Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2013.(Luật hợp tác xã năm 2012).

Luật hợp tác xã số 18/2003/QH12 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực.

Thủ tục thành lập Hợp tác xã

Điều 49. Xử lý tài sản và vốn của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã khi giải thể

1. Trình tự xử lý vốn, tài sản của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã:

a) Thu hồi các tài sản của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;

b) Thanh lý tài sản, trừ phần tài sản không chia;

c) Thanh toán các khoản nợ phải trả và thực hiện nghĩa vụ tài chính của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

2. Xử lý tài sản còn lại, trừ tài sản không chia được thực hiện theo thứ tự ưu tiên sau đây:

a) Thanh toán chi phí giải thể, bao gồm cả khoản chi cho việc thu hồi và thanh lý tài sản;

b) Thanh toán nợ lương, trợ cấp và bảo hiểm xã hội của người lao động;

c) Thanh toán các khoản nợ có bảo đảm theo quy định của pháp luật;

d) Thanh toán các khoản nợ không bảo đảm;

đ) Giá trị tài sản còn lại được hoàn trả cho thành viên, hợp tác xã thành viên theo tỷ lệ vốn góp trên tổng số vốn điều lệ.

3. Việc xử lý tài sản thực hiện theo thứ tự ưu tiên được quy định tại khoản 2 Điều này. Trường hợp giá trị tài sản còn lại không đủ để thanh toán các khoản nợ thuộc cùng một hàng ưu tiên thanh toán thì thực hiện thanh toán một phần theo tỷ lệ tương ứng với các khoản nợ phải chi trả trong hàng ưu tiên đó.

4. Chính phủ quy định việc xử lý tài sản không chia của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã khi giải thể, phá sản. 

Căn cứ pháp lý thành lập Hợp tác xã:

Luật hợp tác xã năm 2012;

Nghị định 193/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Luật Hợp tác xã;

Thông tư 03/2014/TT-BKHĐT Hướng dẫn đăng ký hợp tác xã;

Bài viết khác

Hỗ trợ luật doanh nghiệp
Tư vấn doanh nghiệp
Hottline:
0979 981 981
Email:
Tư vấn Đầu tư
Hottline:
0983 138 381
Email:
Hỏi đáp pháp luật