Điều 21. Niêm yết thông tin trên xe buýt

1. Bên ngoài xe phải niêm yết:

a) Số hiệu tuyến, điểm đầu, điểm cuối của tuyến lên phía trên kính trước;

b) Giá vé và số điện thoại của doanh nghiệp, hợp tác xã ở hai bên thành xe. 
2. Bên trong xe phải niêm yết :

a) Hành trình của tuyến xe buýt;

b) Trách nhiệm của hành khách đi xe buýt;

c) Một số nội dung chính cam kết chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp, hợp tác xã.

Điều 22. Đăng ký mầu sơn đặc trưng

1. Trước khi đưa xe vào khai thác doanh nghiệp, hợp tác xã phải thực hiện đăng ký mầu sơn đặc trưng theo mẫu quy định tại Phụ lục 15.

2. Đăng ký gửi đến Sở Giao thông vận tải nơi doanh nghiệp, hợp tác xã đặt trụ sở chính hoặc trụ sở chi nhánh. Sở Giao thông vận tải chỉ tiếp nhận, xác nhận đăng ký và có trách nhiệm thông báo công khai việc đăng ký của doanh nghiệp, hợp tác xã.

Điều 23. Điểm đầu, điểm cuối, điểm dừng và nhà chờ xe buýt

1. Điểm đầu, điểm cuối của tuyến xe buýt:

a) Điểm đầu, điểm cuối của tuyến xe buýt phải bảo đảm đủ diện tích cho xe buýt quay trở đầu xe, đỗ xe chờ, bảo đảm trật tự an toàn giao thông;

b) Tại điểm đầu, điểm cuối tuyến phải có bảng thông tin về tuyến: tên tuyến, số hiệu tuyến, lộ trình tuyến, tần suất xe chạy, thời gian hoạt động trong ngày của tuyến, số điện thoại của cơ quan quản lý, doanh nghiệp, hợp tác xã;

c) Có nhà chờ và các công trình phụ trợ khác.

2. Điểm dừng xe buýt:

a) Phạm vi dừng xe buýt đón trả hành khách phải sơn vạch phản quang;

b) Tại vị trí mỗi điểm dừng phải có biển báo hiệu điểm dừng xe buýt theo quy định; Trên biển báo hiệu phải ghi số hiệu, tên tuyến (điểm đầu – điểm cuối), lộ trình của tuyến xe buýt dừng tại vị trí đó;

c) Tại các vị trí điểm dừng xe buýt : trong đô thị nếu có bề rộng hè đường từ 4m trở lên, ngoài đô thị nếu có bề rộng lề đường từ 1,5 m trở lên phải xây dựng nhà chờ xe buýt;

d) Tại các điểm dừng có phục vụ người khuyết tật tiếp cận sử dụng phải xây dựng lối lên xuống và các hạng mục công trình phụ trợ thuận tiện cho người khuyết tật sử dụng.

3. Nhà chờ xe buýt:

a) Mẫu nhà chờ theo quy định thống nhất của Sở Giao thông vận tải;

b) Trong nhà chờ xe buýt phải niêm yết tối thiểu các thông tin: số hiệu tuyến, tên tuyến, lộ trình tuyến, tần suất xe chạy, thời gian hoạt động trong ngày của tuyến, số điện thoại cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý, bản đồ hoặc sơ đồ mạng lưới tuyến;

c) Đối với những nhà chờ có phục vụ người khuyết tật tiếp cận sử dụng phải xây dựng lối lên xuống và các hạng mục công trình phụ trợ thuận tiện cho người khuyết tật.

Điều 24. Quản lý đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ vận tải hành khách bằng xe buýt

1. Hệ thống điểm đầu, điểm cuối, điểm dừng, biển báo, nhà chờ xe buýt, điểm trung chuyển, đường dành riêng được đầu tư xây dựng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành.

2. Nguồn vốn đầu tư xây dựng, duy tu kết cấu hạ tầng phục vụ vận tải hành khách bằng xe buýt do nhà nước đầu tư hoặc xã hội hoá.

3. Sở Giao thông vận tải địa phương có trách nhiệm tổ chức quản lý và duy trì hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ hoạt động xe buýt gồm: điểm đầu, điểm cuối, điểm dừng, biển báo, nhà chờ, điểm trung chuyển và các công trình phụ trợ cho hoạt động vận tải hành khách bằng xe buýt.

Điều 25. Công bố mở tuyến

1. Sở Giao thông vận tải công bố mở tuyến vận tải hành khách bằng xe buýt tại địa phương theo quy hoạch mạng lưới tuyến đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.

Đối với tuyến xe buýt giữa hai tỉnh liền kề, việc công bố mở tuyến do Sở Giao thông vận tải hai đầu tuyến thực hiện sau khi có văn bản đồng ý của hai Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc cơ quan được Ủy ban nhân dân tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương ủy quyền.

2. Nội dung công bố khi mở tuyến xe buýt:

a) Số hiệu tuyến, điểm đầu, điểm cuối;

b) Hành trình tuyến;

c) Tần suất xe chạy, thời gian hoạt động trong ngày của tuyến;

d) Tổng số lượt xe/ngày;

e) Giá vé.

3. Cơ quan quản lý tuyến phải công bố trên phương tiện thông tin đại chúng chậm nhất trước 30 (ba mươi) ngày trước khi mở tuyến xe buýt.

Điều 26. Nội dung quản lý và khai thác vận tải hành khách bằng xe buýt

1. Đấu thầu khai thác tuyến vận tải hành khách bằng xe buýt:

a) Sở Giao thông vận tải quyết định việc khai thác tuyến vận tải hành khách bằng xe buýt của các doanh nghiệp, hợp tác xã theo quy định của pháp luật;

b) Doanh nghiệp, hợp tác xã có Giấy phép kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô được đăng ký tham gia đấu thầu hoặc chỉ định thầu khai thác tuyến vận tải hành khách bằng xe buýt.

2. Quản lý điều hành hoạt động vận tải hành khách bằng xe buýt:

a) Sở Giao thông vận tải phê duyệt và công bố biểu đồ chạy xe bao gồm các nội dung chủ yếu: đơn vị khai thác tuyến xe buýt, tần suất xe chạy, lộ trình tuyến xe buýt, số điểm dừng, đón trả hành khách trên tuyến, thời gian một lượt xe, thời gian hoạt động của tuyến trong ngày. Thời gian hoạt động trong ngày của tuyến xe buýt được xác định trên cơ sở bảo đảm nhu cầu đi lại của người dân nơi tuyến xe buýt đi qua nhưng không dưới 12 (mười hai) giờ/ngày;

b) Doanh nghiệp, hợp tác xã có trách nhiệm cung cấp, quản lý lệnh vận chuyển khi xe buýt hoạt động. Lệnh vận chuyển bao gồm các nội dung chủ yếu sau: ngày, giờ xe hoạt động theo biểu đồ, số vé bán, số hiệu tuyến, biển số xe, họ và tên lái xe, nhân viên phục vụ trên xe.

Điều 27. Điều chỉnh hành trình tuyến, tần suất xe chạy

1. Sở Giao thông vận tải điều chỉnh hành trình tuyến xe buýt, tần suất xe chạy trên cơ sở bảo đảm các lợi ích chính trị, xã hội và kinh tế đồng thời bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp, hợp tác xã đang khai thác và công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng chậm nhất 10 (mười) ngày trước khi thực hiện.

2. Đối với tuyến xe buýt giữa hai tỉnh liền kề, việc điều chỉnh hành trình, tần suất xe chạy do Sở Giao thông vận tải hai đầu tuyến thực hiện sau khi có văn bản đồng ý của hai Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Điều 28. Ngừng hoạt động tuyến

1. Doanh nghiệp, hợp tác xã trước khi ngừng khai thác trên tuyến phải có văn bản đề nghị gửi Sở Giao thông vận tải và chỉ được ngừng khai thác tuyến sau khi có văn bản chấp thuận của Sở Giao thông vận tải trên cơ sở ý kiến đồng ý của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

2. Sở Giao thông vận tải địa phương có trách nhiệm công bố trên thông tin đại chúng chậm nhất 15 (mười năm) ngày trước khi ngừng hoạt động tuyến xe buýt.

3. Doanh nghiệp, hợp tác xã tự ý ngừng khai thác tuyến sẽ bị tước quyền khai thác các tuyến xe buýt khác trên địa bàn và xử lý theo các quy định hiện hành của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và các quy định của pháp luật có liên quan.

Điều 29. Bổ sung xe, thay thế xe khai thác tuyến vận tải hành khách bằng xe buýt

1. Đối với tuyến xe buýt nội tỉnh, Sở Giao thông vận tải quyết định việc bổ sung, thay thế xe khai thác vận tải hành khách bằng xe buýt trên cơ sở đề nghị của doanh nghiệp, hợp tác xã.

2. Đối với tuyến xe buýt liên tỉnh liền kề, hai Sở Giao thông vận tải hai đầu tuyến xem xét thống nhất bằng văn bản trước khi quyết định việc bổ sung, thay thế xe khai thác trên cơ sở đề nghị của doanh nghiệp, hợp tác xã với Sở Giao thông vận tải nơi doanh nghiệp, hợp tác xã đặt trụ sở chính hoặc trụ sở chi nhánh.

Điều 30. Quyền hạn, trách nhiệm của lái xe, nhân viên phục vụ trên xe buýt

1. Đeo thẻ tên, mặc đồng phục theo quy định của Sở Giao thông vận tải.

2. Nhân viên phục vụ trên xe buýt có trách nhiệm cung cấp thông tin về hành trình tuyến, các điểm dừng trên tuyến khi hành khách yêu cầu; hướng dẫn cho hành khách tại các điểm dừng để hành khách lên, xuống xe an toàn; giúp đỡ người khuyết tật, người già, trẻ em, phụ nữ có thai hoặc có con nhỏ khi lên, xuống xe buýt.

Điều 31. Quyền hạn, trách nhiệm của hành khách đi xe buýt

1. Được mang theo hành lý xách tay nặng không quá 10 (mười) ki lô gam và kích thước không quá (30x40x60) xăng ti mét.

2. Giúp đỡ và nhường chỗ cho hành khách là người khuyết tật, người già, phụ nữ có thai hoặc có con nhỏ. 
Hỗ trợ luật doanh nghiệp
Tư vấn doanh nghiệp
Hottline:
0979 981 981
Email:
Tư vấn Đầu tư
Hottline:
0983 138 381
Email:
Hỏi đáp pháp luật