Cập nhật lúc: 8/12/2014 3:33:36 PM

Khó thuyết phục người dân tôn trọng luật pháp

TT - Mặc dù đã có nhiều nỗ lực đổi mới nhưng người dân vẫn phàn nàn về thái độ phục vụ của cán bộ, công chức nơi công sở hành chính. 

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phản ánh không ít cán bộ vẫn coi mình là người ban phát, còn người dân là “người đi xin”, “người cần giúp đỡ”, chưa coi người dân là chủ, là “thượng đế”.
Hậu quả là, trong dịch vụ công, mối quan hệ giữa người dân - khách hàng - và chính quyền - bên cung cấp dịch vụ - đã biến tướng và cán cân quyền lực nghiêng về bên cung cấp dịch vụ chứ không phải người mua.
 
Từ sau thời đổi mới, khái niệm công dân là “khách hàng” và “khách hàng là thượng đế” không còn quá xa lạ ở Việt Nam, nhất là đối với các doanh nghiệp. Tuy nhiên, những khái niệm ấy chủ yếu hiện diện trên văn bản hoặc trong các khẩu hiệu tuyên truyền chứ thật sự chưa đi vào các cơ quan nhà nước.
 
Một nguyên nhân dễ nhận thấy: hiện nay nhiều dịch vụ công ở Việt Nam vẫn hoạt động theo cơ chế độc quyền. Khi còn cơ chế độc quyền, việc người dân - khách hàng có hài lòng về dịch vụ hành chính công hay không ít được quan tâm vì ai cũng biết, dù khách hàng không hài lòng vẫn phải tìm đường quay lại bởi họ hầu như không có lựa chọn nào khác.
 
Có chăng muốn được việc và tốn ít thời gian, họ đành phải lựa chọn giải pháp thông qua “cò” hay qua môi giới...
 
Tôi từng đi làm giấy tờ đăng ký xe. Ngay khi tới cổng đã gặp “cò” đặt vấn đề rất rõ ràng nếu muốn làm nhanh, thuận lợi, không cần phải có mặt, không phải mất thời gian đi lại nhiều nhưng chi phí sẽ khác.
 
Tuy nhiên tôi muốn tự “trải nghiệm” quá trình làm thủ tục, chi phí thấp hơn tất nhiên phải qua từng khâu, phải chờ đợi rất lâu và được giao tiếp không thật sự niềm nở, nhiệt tình như những gì vẫn thường được tuyên truyền và mong muốn.
 
Có thực tế bây giờ đội ngũ cán bộ, công chức trẻ không phải là ít và được đào tạo bài bản hơn trước. Cũng có nhiều người trẻ đầy lòng nhiệt huyết, muốn mang những kiến thức mới để áp dụng vào thực tiễn. Nhưng trong môi trường nội bộ của nhiều công sở, vẫn còn những dấu ấn của tư duy bao cấp rất nặng nề, dai dẳng, chủ yếu ở một bộ phận cán bộ, công chức lớp trước.
 
Nếu người đi trước chưa nêu gương và tạo môi trường tích cực để những yếu tố mới ra đời như phong cách làm việc chuyên nghiệp, dân chủ, sáng tạo, trọng kỷ cương, pháp luật... thì những công chức trẻ dù nhiệt huyết đến mấy cũng khó phát huy hết năng lực góp phần làm thay đổi phong cách và diện mạo của các cơ quan công quyền.
 
Khi đến các cơ quan công quyền, nếu người dân vẫn thấy hiện tượng cán bộ công chức hách dịch, thô lỗ... và những biểu hiện tiêu cực còn tồn tại thì rất khó thuyết phục người dân “trọng luật” và tin tưởng thật sự vào kết quả cải cách hành chính.
TS LÊ THỊ TRÚC ANH
Q.THANH ghi 

Các bài viết khác

Hỗ trợ luật doanh nghiệp
Tư vấn doanh nghiệp
Hottline:
0979 981 981
Email:
Tư vấn Đầu tư
Hottline:
0983 138 381
Email:
Hỏi đáp pháp luật