Cập nhật lúc: 11/3/2013 12:08:41 PM

Doanh nghiệp, công ty xuất khẩu cao su: Bán nhiều, thu tiền ít!

Sự cạnh tranh giữa các nước xuất khẩu cao su trong năm 2013 đã gay gắt hơn. 

Vẫn giữ đà tăng về lượng nhưng giá lại giảm mạnh, xuất khẩu cao su đang gặp nhiều khó khăn so với các mặt hàng nông sản khác. Bên cạnh yếu tố thị trường, chính sách thuế cũng là “rào cản” khó vượt của các DN xuất khẩu cao su hiện nay.

Cung tăng, cầu giảm
Tính từ năm 2011 đến nay, xuất khẩu cao su Việt Nam dù vẫn duy trì đà tăng trưởng về lượng nhưng lại giảm về giá trị và đặc biệt là giảm mạnh về giá. Cụ thể, xuất khẩu cao su trong tháng 9/2013 đạt 115.000 tấn, trị giá 257 triệu USD, tăng 8,3% về lượng nhưng giảm mạnh 48% về giá so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng đầu năm, Việt Nam đã xuất khẩu được khoảng 726.453 tấn cao su thiên nhiên, đạt 1.722,7 triệu USD, đơn giá bình quân đạt 2.371 USD/tấn. Theo Tập đoàn Cao su Việt Nam (VRG), từ đầu năm đến nay, giá cao su xuất khẩu tiếp tục giảm với mức bình quân trong quý I/2013 là 2.685 USD/tấn, giảm 41% so với mức đỉnh của năm 2011 và giảm 8% so với cùng kỳ năm 2012.

Việc tiêu thụ cao su gặp khó không chỉ do các thị trường nhập khẩu lớn giảm mạnh giá mua, mà còn do nguồn cung nguyên liệu này cũng được tăng nhanh tại Việt Nam và một số quốc gia khác. TS.Trần Thị Thúy Hoa- Chánh văn phòng Hiệp hội Cao su Việt Nam (VRA)- đánh giá: Sự cạnh tranh giữa các nước xuất khẩu cao su trong năm 2013 đã gay gắt hơn. Bên cạnh nguồn nguyên liệu ổn định trong nước, thì lượng cao su từ Lào do DN Việt Nam đầu tư những năm qua bắt đầu được khai thác sẽ đưa sản lượng cao su thiên nhiên xuất khẩu của Việt Nam năm 2013 có thể đạt 1 triệu tấn, do giá giảm mạnh nên dự báo kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này chỉ đạt khoảng 2,4 tỷ USD trong năm nay.

TS.Trần Thị Thúy Hoa - Chánh văn phòng Hiệp hội Cao su Việt Nam (VRA):
Chúng tôi đang đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường, chuyển đổi cơ cấu sản phẩm phù hợp với nhu cầu thế giới và đề xuất các chính sách tháo gỡ khó khăn cho DN, chính sách hỗ trợ phát triển công nghiệp chế biến sản phẩm xuất khẩu từ cao su để gia tăng giá trị.
Doanh nghiệp khó về thuế

Thời hoàng kim của các DN xuất khẩu cao su là đầu năm 2011, khi giá nguyên liệu luôn tăng cao và đạt đỉnh là 4.562 USD/tấn, trong khi những tháng đầu năm nay, giá cao su bình quân chỉ đạt 2.393 USD/tấn. Vì thế, với mức thuế xuất khẩu 3% đang được áp dụng đối với cao su thiên nhiên chủng loại latex cô đặc và cao su hỗn hợp nhiều DN xuất khẩu mặt hàng này đang thực sự khó khăn.

Để hỗ trợ các DN, VRA đã kiến nghị tới Bộ Tài chính miễn thuế xuất khẩu đối với hai mặt hàng này. Bộ Tài chính dự kiến giảm thuế xuất khẩu đối với những mặt hàng cao su có thuế xuất khẩu từ mức 3% và 5% xuống còn 1%, nhưng đối với các mặt hàng cao su hiện có thuế 0% thì cơ quan này dự kiến sẽ tăng lên 1%.

Tuy nhiên, lãnh đạo một DN xuất khẩu cao su cho rằng, cách tính toán để giảm thuế như vậy thì cũng không hỗ trợ DN nhiều, chỉ là “mở chỗ này, thắt chỗ khác” mà thôi. Vị lãnh đạo này còn khẳng định, thay vì được giảm thuế xuất khẩu để hỗ trợ DN thì với thuế suất mới các DN cao su sẽ chịu thuế hơn hai lần so với quy định hiện nay!.

Quan điểm được VRA và VRG đưa ra là: Bộ Tài chính nên điều chỉnh thuế xuất khẩu latex, cao su hỗn hợp, cao su tổng hợp đang ở mức 3% và 5% giảm xuống còn 1%; đồng thời không tăng thuế XK đối với những mặt hàng cao su tự nhiên, đang có mức thuế suất 0%; khi giá cao su được phục hồi đến mức 4.000 USD/tấn như năm 2011, Bộ Tài chính mới nên xem xét điều chỉnh thuế suất thuế xuất khẩu 1% cho tất cả các mặt hàng cao su.

Theo Duy Minh
Báo công thương 

Các bài viết khác

Hỗ trợ luật doanh nghiệp
Tư vấn doanh nghiệp
Hottline:
0979 981 981
Email:
Tư vấn Đầu tư
Hottline:
0983 138 381
Email:
Hỏi đáp pháp luật