Cập nhật lúc: 4/28/2014 9:57:39 PM

Thủ tục nhà - đất vẫn là bức xúc hàng đầu

Dù chủ đề là "Cải cách hành chính", nhưng hầu hết ý kiến trong chương trình đối thoại "Nói và làm" đầu tiên của năm 2007 (diễn ra hôm qua 7/1) đều liên quan đến lĩnh vực nhà đất. 

Tham dự buổi đối thoại có Thứ trưởng Bộ Tài Nguyên - Môi trường Đặng Hùng Võ và hơn một nửa thời lượng chương trình ông phải "đăng đàn" trả lời các câu hỏi của người dân và đại biểu.

Câu hỏi đầu tiên và cũng là một trong những vấn đề bức xúc nhất hiện nay của nhiều hộ dân, được ông Trương Văn Non, Chủ tịch UBND Q.Gò Vấp, TP.HCM, đặt ra: "Từ đầu năm dương lịch đến nay, một bộ phận người dân và báo chí rất xôn xao xung quanh điều 184, Nghị định (NĐ) 181, tức là kể từ ngày 1.1.2007, người sử dụng đất phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) mới được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại... Nhưng thực tế hiện còn rất nhiều nhà đất chưa có GCN này thì giao dịch thế nào?".

Thứ trưởng Đặng Hùng Võ cho rằng đó là một quy định làm cho các địa phương phải đẩy nhanh tiến độ cấp GCNQSDĐ và cố gắng đến 1.1.2007 cơ bản hoàn thành. "Thế nhưng đến nay chúng ta chưa hoàn thành được thành ra có 2 cách triển khai: các trường hợp không có GCNQSDĐ chúng ta cứ cho thực hiện quyền nêu trên và trong quá trình đó yêu cầu kết hợp với việc cấp GCNQSDĐ. Cách thứ hai là gia hạn. Vừa rồi, sau khi thảo luận, Bộ Tài Nguyên - Môi trường cũng trình Chính phủ gia hạn quy định từ 1.1.2007 chúng ta phải thực hiện các giao dịch bằng GCNQSDĐ sang thời điểm từ 1.1.2008, trong khoảng 10 ngày nữa chắc là Chính phủ sẽ ban hành NĐ mới" - Thứ trưởng Võ nói.

Đại biểu Nguyễn Thanh Chín, Trưởng ban Pháp chế HĐND TP.HCM cho rằng, trong việc cấp GCNQSDĐ ở TP.HCM, chính quyền thì gặp khó khăn còn người dân cũng không hài lòng. Thực tế, chỉ số hài lòng trong lĩnh vực này là thấp nhất so với 7 lĩnh vực khác. "Khó khăn nhất là thực hiện theo mẫu giấy của chúng ta ban hành..." - ông Chín khẳng định và Thứ trưởng Võ thẳng thắn: "Về chỉ số hài lòng thấp, trách nhiệm trước hết thuộc về Trung ương. Riêng chuyện giấy gì, bao nhiêu loại, cấp như thế nào Trung ương thảo luận không biết bao nhiêu lần, bao nhiêu kỳ, không biết bao nhiêu đề xuất. Báo chí cũng tốn giấy mực nhiều nhất ở phần này. Đến nay, Luật Đăng ký bất động sản là thống nhất cao nhất về cấp giấy đối với đơn vị bất động sản cũng mãi chưa ra được, Chính phủ chưa trình được Quốc hội và Quốc hội cũng chưa có điều kiện để thảo luận. Thứ hai, phải nói tới UBND cấp tỉnh, thành trực thuộc Trung ương, nếu thấy Trung ương còn vướng gì đó thì có thể trao đổi để có quy định tức thời, giải tỏa khó khăn vướng mắc của dân...".

Vấn đề nhà đất cấp "một giấy" hay "hai giấy" cũng được nêu ra. Ông Nguyễn Đức Chính, Giám đốc Sở Tư pháp cho rằng giữa Luật Đất đai và Luật Nhà ở có sự mâu thuẫn nhau. Luật Nhà ở quy định đất và nhà chỉ "một giấy", người dân chưa cần đổi giấy thì cứ sử dụng giấy cũ; nhưng phía Luật Đất đai thì yêu cầu dứt khoát phải đổi sang giấy đỏ cả. "Đây là một sự xung đột pháp luật, giải quyết thế nào để vừa thuận tiện cho dân, vừa để cơ sở dễ làm việc?" - ông Chính hỏi và Thứ trưởng Võ trả lời: "Luật nào ban hành sau thì hiệu lực pháp luật cao hơn. Như vậy, tất cả đất có nhà phải thực hiện theo Luật Nhà ở, cấp chung một giấy cả đất và nhà"...
Đức Trung 

Các bài viết khác

Hỗ trợ luật doanh nghiệp
Tư vấn doanh nghiệp
Hottline:
0979 981 981
Email:
Tư vấn Đầu tư
Hottline:
0983 138 381
Email:
Hỏi đáp pháp luật