Trong thị trường phát triển cũng như việc Nhà nước cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính nên việc thành lập công ty giờ cũng khá là nhanh và đơn giản hơn trước. Tuy vậy, việc trước khi thành lập doanh nghiệp, thì bạn cũng nên tìm hiểu khái quát một số nội dung liên quan về mặt pháp luật của việc thành lập doanh nghiệp, để khi tiên hành xin cấp Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh, thì chúng ta không khỏi bở ngỡ với những vấn đề phát sinh với cơ quan nhà nước.
Để giúp bạn hiểu tổng quát nhất về công ty bạn dự định thành lập, chúng tôi sẽ phân tích một số nội dung mà bạn nên biết khi tiến hành xin cấp Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh.
1. Vốn đầu tư (Vốn Điều lệ) để lập doanh nghiệp:
- Vốn đầu tư, bạn có thể hiểu đơn giản là số vốn ban đầu mà những thành viên khi tham gia thành lập công ty góp vào để sản xuất, kinh doanh và dịch vụ.
- Vốn đầu tư nhiều hay it tùy theo năng lực tài chính của mỗi người khi tham gia góp vốn, nhưng vốn đầu tư ban đầu, cũng nên góp sao cho phù hợp với quy mô kinh doanh của công ty, cũng như lĩnh vực ngành, nghề kinh doanh công ty dự định đăng ký.
- Vốn đầu tư được góp bằng tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác.
2. Ngành, nghề dự định kinh doanh của công ty.
- Về nguyên tắc doanh nghiệp được kinh doanh tất cả những ngành, nghề kinh doanh mà nhà nước không cấm.
- Không phải vì vậy mà bạn đăng ký thật nhiều ngành, nghề vào Giấy phép Đăng ký kinh doanh, như thế làm cho đối tác nhìn vào Giấy phép Đăng ký kinh doanh, sẽ không hiểu được công ty bạn kinh doanh trọng tâm và mũi nhọn là lĩnh vực nào.
- Bạn nên đăng ký những ngành, nghề kinh doanh hiện tại và vài ngành, nghề dự trù trong tương lai, như thế nhìn giấy phép đăng ký kinh doanh của bạn gọn và đẹp hơn.(
Tham khảo ngành, nghề kinh doanh ở đây).
3. Loại hình công ty.
Có các loại hình doanh nghiệp sau, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên (thành viên có thể là cá nhân hoặc tổ chức), công ty trách nhiệm hứu hạn 2 thành viên trở lên, doanh nghiệp tư nhân…Tùy theo số lượng thành viên tham gia góp vốn và quy mô sản xuất, kinh doanh của bạn, mà bạn nên chọn loại hình công ty cho phù hợp. Mỗi loại hình đều có những ưu điểm và nhược điểm của nó.(
Xem chi tiết các loại hình công ty ở đây)
4. Đặt trụ sở chính của công ty, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.
- Trụ sở chính của doanh nghiệp là nới hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
- Trụ sở chính công ty phải có địa chỉ rõ ràng như; số nhà…. đường(phố)…. phường…. quận….. tỉnh (thành phố)…..
- Lưu ý trụ sợ chính của công ty không được đặt tại nhà ở tại các tòa chung cư, nhà tập thể.
5. Những đối tượng nào được tham gia góp vốn thành lập công ty.
Theo Khoản 2 Điều 13 luật doanh nghiệp quy định những đối tượng không được lập công ty và quản lý công ty gồm:
- Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
- Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;
- Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam;
- Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn sở hữu nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
- Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự;
- Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị Tòa án cấm hành nghề kinh doanh;
- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản.
6. Đặt tên công ty.
- Bạn nên đặt tên công ty bao hàm được ngành, nghề kinh doanh của công ty, kèm theo những tên riêng để sau này phát triển thương hiêu riêng cho công ty.
- Về nguyên tắc cơ bản, khi đặt tên công ty thì không được trùng và gây nhầm lẫn với công ty đã đặt trước đó. (
Quy định đặt tên theo luật doanh nghiệp ở đây)
7. Tìm đơn vị tư vấn thủ tục, hồ sơ thành lập công ty phù hợp nhất.
Hiện nay có rất nhiều công ty tư vấn, nhưng để chọn được công ty tư vấn phù hợp và đáp ứng được dịch vụ tốt nhất, không những hiện tại và còn trợ giúp khách hàng trong tương lai, thi đó cũng là khó khăn khi bạn tìm đơn vị tư vấn cho minh, với những trình bày cũng không nói lên được nhiều chất lương tư vấn, công ty chúng tôi hy vọng bước đầu được quy khách tin tương sử dụng dịch vụ của chúng tôi và hy vọng quý khách sẽ hài lòng,
công ty COVINA.
Cảm ơn.