Cập nhật lúc: 5/8/2014 11:53:46 AM

Doanh nghiệp: Đối thoại giữa Bộ Tài chính và doanh nghiệp về thuế, hải quan năm 2013

DĐDN) - Ngày 30/10, VCCI phối hợp với Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan và Tổng cục Thuế) đã tổ chức Hội nghị Đối thoại với doanh nghiệp về chính sách thuế, hải quan năm 2013. 

 

Bàn chủ tọa
Hội nghị được tổ chức với mục đích thông tin, tuyên truyền về các văn bản luật mới liên quan tới lĩnh vực thuế và hải quan, đối thoại giải quyết các khó khăn, vướng mắc, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp và tăng cường quan hệ hợp tác giữa doanh nghiệp với các cơ quan thuế, hải quan, thông qua đó tăng cường và đẩy mạnh hơn nữa công tác cải cách thủ tục hành chính về thuế và hải quan. thành lập công ty tnhh
Tham gia chủ trì và giải đáp các vấn đề của doanh nghiệp có: TS Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch VCCI, ông Đỗ Hoàng Anh Tuấn – Thứ trưởng Bộ Tài chính, ông Phạm Gia Túc - Phó Chủ tịch VCCI, lãnh đạo Tổng Cục thuế, hải quan, Vụ Chính sách Thuế - Bộ Tài chính và các đơn vị trực thuộc ngành thuế, hải quan.
Phát biểu tại Hội nghị, ông Hoàng Quang Phòng – Trưởng ban Hội viên và Đào tạo VCCI đã trình bày Báo cáo tổng hợp về tình hình và các kiến nghị của doanh nghiệp liên quan đến hoạt động của ngành thuế và hải quan.
Ông Hoàng Quang Phòng trình bày Báo cáo tổng hợp về tình hình và các kiến nghị của doanh nghiệp 
Ông Hoàng Quang Phòng cho biết, qua các phiếu khảo sát nhanh của VCCI, đa số các doanh nghiệp ghi nhận quá trình cải cách thủ tục hành chính của ngành thuế trong thời gian qua đã có những cải tiến, tuy nhiên vẫn có một số doanh nghiệp cho rằng hồ sơ, thủ tục vẫn còn rườm rà và cần có lộ trình cải cách thủ tục hành chính cụ thể và khuôn khổ pháp lý rõ ràng để đáp ứng các yêu cầu của nền kinh tế và hội nhập, góp phần giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp kiến nghị Nhà nước nên áp dụng chính sách ưu đãi thuế cho các doanh nghiệp có doanh thu hàng năm dưới 20 tỷ đồng thay vì áp dụng cho các doanh nghiệp nhỏ. Điều này rất tốt vì các doanh nghiệp cần hỗ trợ là các doanh nghiệp có khó khăn về tài chính chứ không phải các doanh nghiệp có số lượng lao động ít. Cơ quan thuế khi xác định các khoản phải thu với doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp cần có sự tính toán và phân chia rõ ràng, minh bạch cho từng loại đất như: văn phòng, trang trại, ao hồ để các doanh nghiệp biết và nộp đúng số thuế của đơn vị mình, tránh tình trạng đánh đồng các loại đất và thu ở mức cao gây khó khăn cho doanh nghiệp.
Về hoàn thuế: Cơ quan thuế nên phân loại cho các doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào có truyền thống thực hiện tốt, không mắc vi phạm về thuế thì cần tạo điều kiện thuận lợi trong khâu kiểm tra và xét hoàn thuế.thành lập công ty cổ phần
Đánh giá việc thực hiện các quy định pháp luật về hải quan cho thấy, trung bình 60% doanh nghiệp tham gia khảo sát cho rằng “dễ thực hiện”. Có 37% doanh nghiệp cho rằng “tương đối khó thực hiện”. Số doanh nghiệp cảm thấy “khó thực hiện” hầu như không đáng kể, chỉ chiếm chưa đầy 2,4%. Kết quả đánh giá này hầu như không thay đổi nếu phân loại theo đặc điểm nguồn vốn của doanh nghiệp, có chăng là nhóm doanh nghiệp tư nhân trong nước dường như không gặp nhiều khó khăn khi thực hiện các quy định pháp luật về hải quan. Tỷ lệ đánh giá “tương đối khó thực hiện” chỉ ở mức 34% so với 39% của nhóm doanh nghiệp có vốn nhà nước hoặc 38,89% của nhóm doanh nghiệp có vốn nước ngoài.
Về công tác tiếp nhận, kiểm tra và đăng ký tờ khai, thực tế khảo sát cho thấy: 69% doanh nghiệp thực hiện thủ tục hải quan truyền thống vẫn mất hơn 30 phút để nhận được phản hồi về số tờ khai và hướng dẫn làm tiếp thủ tục hải quan. Hình thức hải quan điện tử tỏ ra có nhiều ưu thế vượt trội khi tỷ lệ này chỉ là 39% (áp dụng cho doanh nghiệp thực hiện mở tờ khai trong giờ hành chính). Đối với doanh nghiệp mở tờ khai điện tử ngoài giờ hành chính, sự khác biệt so với thủ tục hải quan truyền thống không đáng kể, với 65% mất trên 30 phút và 34% trong vòng 30 phút để nhận được phản hồi.

Toàn cảnh hội nghị
Về thủ tục thông quan, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình thông quan hàng hóa giúp doanh nghiệp tiết kiệm được nhiều thời gian hơn so với thủ tục thông quan thông thường.
Về thủ tục kiểm tra sau thông quan, theo khảo sát của VCCI năm 2012, hơn 92% doanh nghiệp tham gia khảo sát đều biết “đây là một hoạt động nghiệp vụ bình thường” của cơ quan Hải quan. 52% doanh nghiệp cho rằng hoạt động kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan hải quan gây mất nhiều thời gian cho doanh nghiệp. Nếu kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp, tỷ lệ này giảm nhẹ xuống còn 46%.....
Từ cơ sở kiến nghị của các doanh nghiệp, VCCI kiến nghị việc cải cách thủ thục hành chính trong lĩnh vực thuế như sau: Cải cách công tác tiếp nhận hồ sơ, giải quyết hồ sơ nộp và hoàn thuế; cần áp dụng và tạo điều kiện hơn nữa cho người nộp thuế hoàn thành tốt các hồ sơ nộp thuế, nâng cao việc áp dụng các hình thức khai và nộp thuế qua mạng,… Xem xét kết hợp các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp nhỏ và vừa; Tăng cường công tác tập huấn, hướng dẫn, tuyên truyền về thuế và pháp luật thuế.
Về hải quan, VCCI kiến nghị cần cải tiến quy trình, thủ thục nghiệp vụ Hải quan; Tăng cường đào tạo chuyên môn cho cán bộ Hải quan; Nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin và máy móc, trang thiết bị khác.

Ông Nguyễn Hồng Khoái đặt câu hỏi 

Mở đầu cho buổi đối thoại giữa doanh nghiệp về thủ tục hành chính, chính sách thuế và hải quan, ông Nguyễn Hồng Khoái - Phó Giám đốc công ty TNHH chuyên tư vấn về thuế, kế toán đề nghị Bộ Tài chính xem xét lại việc tạm nhập tái xuất. Ông Khoái cho rằng việc in hóa đơn và kê khai thuế qua mạng là vấn đề hành chính công. Bộ Tài chính nên cấp phép cho vấn đề này, nếu không sẽ có dư luận đây là sân sau của Bộ Tài chính, ngoài ra vấn đề này còn gây ra tốn kém. Ông cũng cho rằng, Thông tư 66 làm doanh nghiệp khó hiểu, đề nghị xem lại, Thông tư 35 cũng gây khó khăn cho doanh nghiệp.dịch vụ thành lập công ty
Về vấn đề tạm nhập tái xuất, Bộ Tài chính cho rằng, doanh nghiệp nên theo dõi sát thực tế hơn vì Chính phủ đã ra Chỉ thị 23 để quản lý loại hàng này, nên số lượng hàng tạm nhập tái xuất đã giảm. Bộ Tài chính cũng đã quy định về việc tập kết toàn bộ hàng hóa và liên kết với các cơ quan chức năng để đảm bảo hàng hóa đó thực sự được tái xuất.
Việc in hóa đơn và giá hóa đơn, giá chữ ký số đã có Nhà nước kiểm soát giá, do đó những giá này được quy định theo pháp luật và Bộ Tài chính cũng không phải là nơi ban hành hóa đơn. Tương tự, việc quản lý chữ ký số là do Bộ Thông tin và Truyền thông quy định, và đây là công cụ sẽ được phổ biến và đã được giảm giá nhiều trong thời gian qua.
Bà Hoàng Thị Minh Tâm – Phó Tổng giám đốc Công ty Cung ứng lao động và thương mại Hải Phòng cho biết, công ty chuyển từ công ty nhà nước sang cổ phần từ tháng 3/2003 theo quyết định 416/QĐ – UB của UBND TP Hải Phòng. Ngay sau cổ phần hóa, công ty được Cục thuế Hải Phòng hướng dẫn làm đơn đăng ký miễn giảm thuế TNDN theo NĐ 64/NĐ-CP về ưu đãi thuế TNDN sau cổ phần hóa gửi kèm bảng quyết toán thuế có số liệu đăng ký miễn hai năm sau cổ phần hóa (2005 – 2006) và giảm 50% 2 năm 2007 – 2008 (số liệu minh bạch rõ ràng). Các bảng quyết toán này đều phải gửi báo cáo SCIC (khi đó nắm giữ 51% cổ phần tại công ty cho đến hết năm 2010).

Bà Hoàng Thị Minh Tâm – Phó Tổng giám đốc Công ty Cung ứng lao động và thương mại Hải Phòng

Nhưng đến tháng 11/2011, Cục thuế Hải Phòng kiểm tra thuế công ty giai đoạn 2006 – 2010 đã có biên bản và quyết định không được ưu đãi miễn giảm thuế sau cổ phần hóa như Nghị định 64 để truy thu và phạt doanh nghiệp. Công ty đã có rất nhiều văn bản hỏi Cục thuế Hải Phòng, Tổng cục thuế và Cục Tài chính Doanh nghiệp và Bộ Tài chính thì được trả lời: doanh nghiệp được hưởng ưu đãi thuế TNDN theo Nghị định 64/NĐ-CP nhưng cục thuế Hải phòng và Tổng cục thuế không chấp nhận. Vì vậy, doanh nghiệp rất mong nhận được trả lời của lãnh đạo ngành thuế?
Vì doanh nghiệp chưa nộp thuế mà chỉ bị phiền hà, do vậy chính tôi sẽ trực tiếp nghe và trả lời văn bản với trường hợp của doanh nghiệp. Đồng thời sẽ có ý kiến nghiêm khắc với Cục thuế Hải Phòng. Chúng tôi sẽ cố gắng có văn bản trả lời trước 10/11/2013.
Đại diện doanh nghiệp Bắc Ninh kiến nghị về việc áp dụng thuế của Thông tư 123/2012 của Cục thuế Đồng Nai với nghiệp. Theo chủ doanh nghiệp này, doanh nghiệp đã mua lại toàn bộ một doanh nghiệp ở Đồng Nai. Doanh nghiệp được mua lại khi đăng ký kinh doanh có vốn 88 tỷ đồng, sau đó chủ động đăng ký thêm 80 tỷ đồng nữa lên mức 168 tỷ đồng. Nhưng qua quá trình sản xuất kinh doanh thì họ lỗ tới hơn 200 tỷ đồng. Doanh nghiệp Bắc Ninh đã mua toàn bộ doanh nghiệp của Đồng Nai và đã khôi phục lại doanh nghiệp, tạo công ăn việc làm cho công nhân. Tuy nhiên, Cục thuế Đồng Nai vẫn áp thuế đối với doanh nghiệp mua lại. “Việc doanh nghiệp thua lỗ gấp 3 lần vốn doanh nghiệp mà vẫn áp dụng thuế doanh nghiệp thì là điều quá bất công” – chủ doanh nghiệp nói.
Trả lời bức xúc này của doanh nghiệp, Thứ trưởng Bộ tài chính cho biết, nếu nhìn ở góc độ đạo lý thì chúng ta nghĩ như vậy. Nhưng đạo lý phải được dựa trên cơ sở pháp lý và phù hợp với pháp luật và thực tiễn. Việc Cục thuế Đồng Nai truy thu thuế đối với doanh nghiệp là hoàn toàn phù hợp. Trên luật, việc doanh nghiệp cũ đăng ký thêm 80 tỷ đồng thì không được tính vào chi phí. Câu chuyện ở đây là người mua doanh nghiệp bất bình vì đối tượng truy thu và doanh nghiệp mới chứ không phải doanh nghiệp cũ. Trong khi doanh nghiệp khi mua lại thì phải sở hữu toàn bộ về mặt phát lý đối với doanh nghiệp cũ.
Tôi cho rằng, Cơ quan thuế rất trách nhiệm với doanh nghiệp cũ, thậm chí còn hỏi cơ quan và lãnh đạo bộ kế hoạch và đầu tư đã có văn bản.
Trong thời gian qua ngành hải quan và thuế đã rất chủ động trong việc cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện cho doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh tốt hơn trong bối cảnh còn nhiều khó khăn như hiện nay.


Hội thảo thu hút rất đông doanh nghiệp tham dự

Ông Đoàn Trọng Lý - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty cổ phần chăn nuôi chế biến và xuất nhập khẩu (viết tắt là Aprocimex) đề nghị, trong công tác kê khai thuế hải quan, cần minh bạch hơn, cụ thể hóa hơn để các cơ sở hải quan áp dụng thực hiện kê khai cho đúng. Cộng đồng doanh nghiệp hết sức chia sẻ với khó khăn của Nhà nước trong thời gian qua, tuy nhiên vẫn có nhiều doanh nghiệp trốn thuế…Có phải chăng đó là nguyên nhân thời gian qua Bộ Tài chính đã đưa ra nhiều văn bản, kể cả đưa vào luật như việc vay tiền đô la… làm cho các doanh nghiệp đã khó khăn càng thêm khó khăn hơn. Đề nghị Bộ Tài chính nên xem lại vấn đề này. Ông cũng nêu thực tế đang xảy ra tại các cơ sở Hải quan đó là cán bộ Hải quan ở cơ sở làm việc không đúng giờ gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Ông Đoàn Trọng Lý - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty cổ phần chăn nuôi chế biến và xuất nhập khẩu

Trả lời câu hỏi này, Thứ trưởng Hoàng Anh Tuấn cho rằng, trong thời gian qua hàng loạt vụ việc trốn thuế, lách thuế bị phát giác với những con số cực kỳ lớn, gắn với những doanh nghiệp lớn. Mới đây, Bộ Tài chính đã có văn bản gửi các cục thuế địa phương yêu cầu tổ chức kiểm tra, thanh tra thuế đối với toàn bộ doanh nghiệp rủi ro cao về thuế ở các khâu kinh doanh (trung gian). Những DN không có cơ sở vật chất liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh như kho hàng hóa; phương tiện vận tải; nguồn nhân lực; cửa hàng... cũng thuộc diện bị thanh tra thuế. Tôi cho rằng đây là quyết định cần thiết và đúng đắn.

Ông Dương Quốc Phi – Công ty TNHH công nghiệp Chính Xác Việt Nam hỏi: Doanh nghiệp tôi sắp tới sẽ có nhập khẩu động cơ đẩy để lắp ráp cho giường bệnh nhân. Đây  là linh kiện do khách hàng của công ty chúng tôi cung cấp cho công ty để lắp ráp giường bệnh nhân rồi xuất lại cho khách hàng. Giá mô tơ này sẽ là không thanh toán, công ty chúng tôi nhập theo loại hình sản xuất kinh doanh. Mặt khác điều 20 của Thông tư 128/2015 thì công ty không được áp dụng thời hạn 275 ngày do không có thanh toán qua ngân hàng. Vậy khi doanh nghiệp chúng tôi nộp thuế nhập khẩu ngay thì có phải nộp thuế VAT không? Nếu có nộp thuế VAT thì doanh nghiệp phải tự nộp tự kê khai phải không?
Trả lời câu hỏi này, Thứ trưởng Bộ Tài chính nói: Trường hợp của doanh nghiệp đầy đủ bốn điều kiện để nhập khẩu và xuất khẩu và chỉ có một vấn đề nhỏ là nhập mô tơ không có thanh toán trong khi yêu cầu hàng hóa nhập và xuất khẩu phải có chứng từ thanh toán. Nếu đối chiếu theo thông tư thì không được và đây chỉ là do vấn đề câu chữ. Tôi cho rằng đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hỗn hợp trong đó kết hợp và gia công để xuất khẩu thì vẫn được. Nếu nhìn từ bản chất kinh tế thì loại hình này phù hợp và vẫn được chấp nhận.
Tuy nhiên, doanh nghiệp cần có văn bản đầy đủ và trình bày rõ để gửi lên Bộ Tài chính và Cục hải quan để có văn bản hướng dẫn sớm.
Phó Chủ tịch thường trực doanh nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc có 3 thắc mắc gửi đến hội thảo. Thứ nhất, thủ tục hành chính đang quá rườm rà, phức tạp khiến cán bộ thuế gây khó khăn cho DN. Đơn cử như việc làm thủ tục tiền thu thuế đất, DN phải nộp quá nhiều giấy tờ cho chi cục thuế huyện, chi cục thuế huyện lại chuyển lên tỉnh và phải chờ quá lâu để làm xong.
Thứ hai, trong điều kiện kinh tế thế giới và trong nước có quá nhiều khó khăn đã tác động trực tiếp tới các loại hình doanh nghiệp. Nhiều DN phải ngừng hoặc tạm ngừng sản xuất kinh doanh, hàng nghìn DN đóng cửa phải đóng mã số thuế. Đến nay khi kinh tế có dấu hiệu phục hồi, nhiều DN đã trở lại hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng mã số thuế bị đóng nên gặp nhiều khó khăn cho sản xuất kinh doanh cũng như làm nghĩa vụ  tài chính với nhà nước. Nhiều trường hợp mở lại mã số thuế cho DN phải qua tổng cục thuế thời gian kéo dài và cũng không rõ bao giờ mới mở lại được, để DN chờ đợi.
Thứ ba, theo phản ánh của các doanh nghiệp Xây dựng, khi công trình, hạng mục công trình được nghiệm thu khối lượng, ngành thuế đã tính ngay số thuế mà DN phải nộp. Nếu không nộp đúng thời gian sẽ bị phạt theo quy định. Trong khi đó các DN vẫn không được nhà nước trả tiền, mặc dù công trình đã có khối lượng nghiệm thu và các thủ tục giải ngân đã được DN thực hiện đầy đủ. Thậm chí rất nhiều công trình đã được thẩm định quyết toán nhưng DN vẫn chưa được nhà nước cấp tiền, có công trình nhà nước nợ tới 3 - 4 năm không có tiền trả. Phó Chủ tịch thường trực doanh nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc đề nghị Bộ Tài chính xem xét lại các vấn đề này.

Chương trình vẫn thu hút đông đảo doanh nghiệp và các nhà chính sách
Trả lời câu hỏi này, ông Hoàng Anh Tuấn cho biết, đối với việc giản thuế có nhiều thủ tục, chúng tôi xin rà soát lại. Với vấn đề mở lại mã số cho doanh nghiệp, hiện nay chúng ta đã mở được mã số cho ba cơ quan. Theo Bộ Tài chính, doanh nghiệp nên biết được người cho phép người mở lại mã số là ai, doanh nghiệp phải tìm hiểu kỹ để đề nghị chính cơ quan đó cấp lại mã số.
Đối với ngày nộp thuế thì đã được quy định, do đó ngày nộp thuế không liên quan đến tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Chỉ cho phép giãn đối với công trình mà đã được bố trí dự toán nhưng chưa được cấp. 
Doanh nghiệp sản xuất nhựa kiến nghị: thời gian qua nhiều doanh nghiệp sản xuất nhựa gặp phải vấn đề hàng nhập lậu nhựa, khai man và khai báo không đúng giá? Xin hỏi Bộ tài chính có giải pháp nào để xử lý vấn đề này?
Thứ trưởng Bộ Tài chính tiếp thu ý kiến này và cho rằng cơ quan hải quan trong cơ sở dữ liểu quản lý rủi ro về giá thì đưa mặt hàng nhựa vào và có cách tính giá làm sao cho đơn giản. Trên cơ sở giá này thì cơ quan hải quan nên có bảng giá đối với mặt hàng nhựa.
Đồng thời, Thứ trưởng đề nghị hiệp hội nhựa đánh giá tình hình này.  Chúng ta chứng tỏ được họ bán phá giá thì mới ban hành báo giá thuế này. Việc ban hành là của Bộ Công thương và Cục thuế của Bộ Tài chính sẽ thực hiện vấn đề này.


Bà Lê Thị Thanh Hà – Công ty xăng dầu KV ba – TP Hải Phòng hỏi: Doanh nghiệp chúng tôi là công ty TNHHMTV Nhà nước, do đặc thù của quy mô trên 5 trăm lao động và ngành xăng dầu nên công ty được sở ý tế Hải phòng cấp giấy phép thành lập cơ sở trạm y tế để chăm sóc khám chữa bệnh cho CBCNV công ty, không khám chữa bệnh bên ngoài.
Năm hai oo ba, cơ quan Bảo hiểm xã hội gửi công văn của Bộ Tài chính yêu cầu đơn vị có cơ sở khám chữa bệnh cho CBCNV phải xuất hóa đơn giá trị gia tăng cho cơ quan bảo hiểm xã hội phần giá trị được cơ quan bảo hiểm xã hội duyệt lại cho doanh nghiệp hàng tháng, và hàng tháng công ty đóng bảo hiểm y tế theo đúng quy định, không nợ đọng. Vậy xin hỏi: Công ty kinh doanh dịch vụ y tế mà chỉ phục vụ chăm sóc sức khỏe của CBCNV công ty thì có phải xuất hóa đơn giá trị gia tăng không? Nếu phải xuất hóa đơn giá trị gia tăng thì hình thức xuất thế nào, có thể sử dụng luôn hóa đơn giá trị gia tăng đơn vị đang sử dụng để bán hàng hóa dịch vụ bên ngoài có đúng không?
Vấn đề thứ hai là chúng tôi muốn hỏi chúng tôi có ký hợp đồng với công ty vận tải biển Việt Nam có tàu chạy chuyến quốc tế. Theo thủ tục tạm nhập tái xuất thì hóa đơn là tái xuất bằng tiền đô và thanh toán bằng VND. Tuy nhiên, Cục thuế Hải Phòng thì xuất hóa đơn bằng VND và thanh toán bằng VND. Chúng tôi hỏi bên hải quan thì vẫn yêu cầu xuất bằng đô. Vậy, tôi xin hỏi, hình thức thanh toán nào là đúng? Nếu không thông qua được thì chúng tôi phải làm thủ tục gì?
Thứ trưởng Hoàng Anh Tuấn trả lời: Về vấn đề hóa đơn cho tạm nhập tái xuất Bộ tài chính sẽ tiếp thu ý kiến và sẽ xem xét lại vấn đề này vì theo nguyên tắc phải tái xuất thì phải đô. Vấn đề này không chỉ liên quan tới hải quan mà còn liên quan tới hóa đơn của cơ quan thuế. Tôi đề nghị giao cho Tổng cục hải quan rà soát lại vấn đề này.
Về vấn đề hóa đơn Bảo hiểm xã hội của khám chữa bệnh cho CBCNV của công ty tôi cho rằng đây là đặc thù vì doanh nghiệp có tổ chức y tế, thực hiện khám chữa bệnh và nguồn thanh toán là bảo hiểm xã hội. Về nguyên tắc nó phải giống như bệnh viện tư thực hiện khám chữa bệnh cho người có bảo hiểm ý tế thì phải xuất hóa đơn. Nội dung hóa đơn ghi thế nào thì Cục thuế phải có hướng dẫn cụ thể cho công ty.dịch vụ thành lập doanh nghiệp
Đại diện Công ty TNH Công nghiệp Prother Việt Nam đặt câu hỏi: Từ ngày 19/7/2011 bên em được công nhận là DN ưu tiên theo thông tư 63/2011/TT-BTC và hiện nay là thông tư 86/2013/TT-BTC. Căn cứ theo khoản 3 điều 18 thông tư 86/2013/TT-BTC doanh nghiệp ưu tiên được “Không phải đăng ký với cơ quan hải quan định mức tiêu hao nguyên vật liệu, không phải nộp báo cáo thanh khoản với cơ quan hải quan với điều kiện DN có phần mềm quản lý hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đáp ứng được yêu cầu quản lý, kiểm tra của cơ quan hải quan”. Tuy nhiên, do hệ thống hiện nay vẫn yêu cầu phải khai báo định mức thì mới có thể mở tờ khai xuất sản phẩm nên ưu tiên trên vẫn chưa thể áp dụng. Vậy làm thế nào để có thể thực hiện được ưu tiên trên thưa ông Hoàng Anh Tuấn?
Thứ trưởng Bộ Tài chính cho rằng, cái vướng ở đây không lớn mà chỉ mang tính thủ tục hành chính. Chỉ cần văn bản hướng dẫn bổ sung là giải quyết được vấn đề. 
Bà Nguyễn Thị Quyên – Công ty TNHH Panasonic Việt Nam nêu câu hỏi, theo Nghị định 65/2013/NĐ-CP, điều 31, khoản 4 và điều 18 của thông tư 111/2013, doanh nghiệp ký hợp đồng dịch vụ với nhà thầu nước ngoài phải gửi thông tin người lao động nước ngoài bao gồm thông tin về lương. Điều này gây bất cập và khó khăn cho doanh nghiệp vì đối tác nước ngoài không muốn tiết lộ thông tin về lương được coi là thông tin bí mật.
Thứ trưởng Bộ Tài chính cho rằng, nếu ở dài sẽ bị kê khai. Theo thông lệ quốc tế phải cung cấp tiền lương. Hiện chúng tôi đang làm việc cơ quan thuế để phân biệt trường hợp nào cần khai lương và không cần khai lương.
Ông Nguyễn Văn Thể - Giám đốc Công ty TTHH Sản xuất và Thương mại Tiến An cho biết, chúng tôi là những doanh nghiệp thuộc cụm công nghiệp Phùng – Đan Phượng, Hà Nội. theo quy định của nhà nước, doanh nghiệp chúng tôi đã phải ứng trước tiền bối thường hỗ trợ đất từ năm 2006 dến năm 2008.
Theo thông tư số 120/2005/TT-BTC thì khoản tiền ứng trước nói trên sẽ được quy đổi ra số năm phải nộp tiền đất. theo thông tư số 141/2007/TT-BTC lại quy định không được quy đổi. Theo nghị định số 121/2010/NĐ-CP lại quy định quy đổi ra số năm như thông tư 120/2005. Vậy xin hỏi chúng tôi có được quy đổi hay không?
Trả lời câu hỏi của ông Nguyễn Văn Thể, Thứ trưởng cho biết, Cục quản lý công sản Hà Nội đã có trả lời. Nếu doanh nghiệp không đồng ý với trả lời đó có quyền khiếu nại lên Bộ Tài chính và chúng tôi sẽ có văn bản hồi đáp. 
 
Kết thúc hội nghị, ông Phạm Gia Túc – Phó Chủ tịch VCCI khẳng định ngành tài chính nói chung và ngành thuế - hải quan nói riêng luôn coi doanh nghiệp là đối tác, luôn xây dựng và hỗ trợ các chính sách, ứng dụng hiện đại hóa và công nghệ để tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp phát triển bền vững.
N.Phương - L.Vân - H.Hường 

Các bài viết khác

Hỗ trợ luật doanh nghiệp
Tư vấn doanh nghiệp
Hottline:
0979 981 981
Email:
Tư vấn Đầu tư
Hottline:
0983 138 381
Email:
Hỏi đáp pháp luật