Cập nhật lúc: 2/11/2017 10:12:23 AM

Cách ghi ngành, nghề kinh doanh không có trong mã ngành, nghề Việt Nam

Thưa Luật sư, hiện tại chúng tôi đang mã hóa ngành, nghề kinh doanh không có trong hệ thống ngành, nghề kinh tế Việt Nam, Luật sư có thể trả lời giúp chúng tôi cách để mã hóa ngành, nghề chưa được mã hóa trong hệ thông ngành, nghề Việt Nam đúng với quy định của pháp luật. Cám ơn Luật sư.

Luật sư trả lời như sau:

Trong quá trình tư vấn và soạn thảo hồ sơ thành lập công ty, bản thân các chuyên viên tư vấn Luật Doanh nghiệp 2014 của chúng tôi, đôi khi cũng rất bối rối và gặp rất nhiều khó khăn khi mã hóa những ngành nghề kinh doanh không có trong hệ thống mã hóa ngành nghề kinh doanh Việt Nam. Hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam mã hóa tại đây (Quyết định 337-BKHĐT, về Hệ thống ngành kinh tề của Việt Nam; có hiệu lực ngày 10 tháng 04 năm 2007);

Tại điều 7 của  Nghị định số: 78-CP; về Đăng ký kinh doanh; có hiệu lực ngày 01 tháng 11 năm 2015; cũng đã hướng dẫn cách ghi và mã hóa ngành nghề kinh doanh như sau:

Điều 7. Ghi ngành, nghề kinh doanh

1. Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, khi thông báo bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh hoặc khi đề nghị cấp đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp lựa chọn ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam để ghi ngành, nghề kinh doanh trong Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy đề nghị cấp đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Cơ quan đăng ký kinh doanh hướng dẫn, đối chiếu và ghi nhận ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

2. Nội dung cụ thể của ngành kinh tế cấp bốn quy định tại Khoản 1 Điều này thực hiện theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc ban hành Quy định nội dung Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam.

3. Đối với những ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì ngành, nghề kinh doanh được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó.

4. Đối với những ngành, nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam nhưng được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì ngành, nghề kinh doanh được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó.

5. Đối với những ngành, nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam và chưa được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét ghi nhận ngành, nghề kinh doanh này vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp nếu không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh, đồng thời thông báo cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) để bổ sung ngành, nghề kinh doanh mới.

6. Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu đăng ký ngành, nghề kinh doanh chi tiết hơn ngành kinh tế cấp bốn thì doanh nghiệp lựa chọn một ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam, sau đó ghi chi tiết ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp ngay dưới ngành cấp bốn nhưng phải đảm bảo ngành, nghề kinh doanh chi tiết của doanh nghiệp phù hợp với ngành cấp bốn đã chọn. Trong trường hợp này, ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp là ngành, nghề kinh doanh chi tiết doanh nghiệp đã ghi.
7. Việc ghi ngành, nghề kinh doanh quy định tại Khoản 3, Khoản 4 Điều này thực hiện theo quy định tại Khoản 6 Điều này; trong đó, ngành, nghề kinh doanh chi tiết được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành.

8. Doanh nghiệp được quyền kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện kể từ khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và phải bảo đảm đáp ứng các điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động. Việc quản lý nhà nước đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và kiểm tra việc chấp hành điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp thuộc thẩm quyền của cơ quan chuyên ngành theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

9. Trường hợp cơ quan đăng ký kinh doanh nhận được văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện nhưng không đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, cơ quan đăng ký kinh doanh ra Thông báo yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Trường hợp doanh nghiệp không tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo yêu cầu, cơ quan đăng ký kinh doanh yêu cầu doanh nghiệp báo cáo theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 209 Luật Doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp không báo cáo giải trình, cơ quan đăng ký kinh doanh thực hiện thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 211 Luật Doanh nghiệp.

Có lẽ các bạn đọc cũng chưa thể hiểu hết được việc thực tế để mã hóa ngành, nghề kinh doanh mà chưa được mã hóa trong hệ thống ngành, nghề kinh tế Việt Nam như thế nào???, sau đây là những ví dụ và kinh nghiệm soạn hồ sơ của chúng tôi soạn và thành lập công ty phần nào giúp được các bạn mã hóa ngành, nghề được dễ dàng hơn.

VD: Mã hóa ngành nghề " Tư vấn du học" bạn tra trong hệ thống ngành, nghề kinh tế Việt Nam không có cụm từ "Tư vấn du học", vậy theo như Khoản 4 Điều 7 của Nghị Định 78 thì bạn phải tìm trong các văn bản Luật nào có quy định về "Tư vấn du học" để ghi ngành, nghề kinh doanh. Bản có thể kiểm tra Luật giáo dục, các nghị định, thông tư, quyết định liên quan.

Sau khi tra được ngành nghề "Tư vấn du học" có trong Luật quy định, bước tiếp theo là ghi mã hóa ngành, nghề.

Trong hệ thống mã hóa ngành, nghề Vệt Nam bạn tìm mã ngành, nghề liên quan đến giáo dục; VD: Trong hệ thống mã hóa ngành, nghề có rất nhiều mã ngành, nghề về giáo dục như: (851 - 8510 - 85100: Giáo dục mầm non; 852 - 8520 - 85200: Giáo dục tiểu học; 8531: Giáo dục trung học cơ sở và trung học phổ thông; 8532: Giáo dục nghề nghiệp; 854: Đào tạo cao đẳng, đại học và sau đại học; 8551 - 85510: Giáo dục thể thao và giải trí; 856 - 8560 - 85600: Dịch vụ hỗ trợ giáo dục);

Vậy trọng những mã hóa ngành, nghề liên quan đến giáo dục như trên, thì chọn ngành nghề nào để mã hóa ngành, nghề "Tư vấn du học" là hợp lý nhất; các bạn thấy trong nhóm mã hóa ngành, nghề như trên thì chọn mã ngành: 856 - 8560 - 85600: Dịch vụ hỗ trợ giáo dục là phù hợp nhất, và cách ghi trong hồ sơ đăng ký kinh doanh đối với ngành, nghề "Tư vấn du học" như sau:

TT Ngành, nghề kinh doanh Mã ngành
1 Dịch vụ hỗ trợ giáo dục
Chi tiết:
 Tư vấn du học
8560

Thêm một VD nữa về ngành nghề, như nhóm ngành nghề liên quan đến Tư vấn, thiết kế và giám sát xây dựng, trong VD này tôi chỉ VD một ngành nghề "Tư vấn thiết kế các công trình dân dụng, công nghiệp"

Cũng giống như trên: Bạn tra trong mã hóa ngành, nghề kinh tế Việt Nam không có ngành, nghề nào được mã hóa ngành, nghề cso cụm từ "Tư vấn thiết kế các công trình dân dụng, công nghiệp"

Tiếp theo bạn tìm trong các Luật liên quan đến xây dựng và sau đó là mã hóa ngành, nghề.

Cách mã háo ngành, nghề "Tư vấn thiết kế các công trình dân dụng, công nghiệp"; bạn tra trong mã hóa ngành, nghề những ngành, nghề liên quan đến xây dựng và tư vấn thiết kế có những ngành, nghề như sau: (4100 - 41000: Xây dựng nhà các loại ; 4210: Xây dựng công trình đường sắt và đường bộ ; 4220 - 42200: Xây dựng công trình công ích ; 4290 - 42900: Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác;  
711-7110: Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan);

Trong mã hóa tìm như trên thì thấy ngành, nghề "711-7110: Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan" để mã hóa ngành, nghề "Tư vấn thiết kế các công trình dân dụng, công nghiệp" là phù hợp nhất và cách ghi tương tự như cách ghi ngành, nghề tư vấn du học như sau;

TT Ngành, nghề kinh doanh Mã ngành
1 Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan
Chi tiết: 
Tư vấn thiết kế các công trình dân dụng, công nghiệp
7110

Lưu ý: Các ngành, nghề mã hóa các bạn phải lấy mã hóa mã ngành, nghề cấp 4; quy định mã ngành, nghề cấp 4 tại đây.(Mã ngành, nghề cấp 4);

Nếu các bạn cảm thấy chưa hiểu hoặc cần mã hóa những ngành, nghề nào có thể liên hệ trực tiếp hoặc gửi email để chúng tôi trợ giúp tốt nhất.

Các bạn có thể tìm hiểu thêm:

Tại sao lại phải mã hóa ngành, nghề kinh doanh? mà không để doanh nghiệp tự ghi ngành, nghề kinh doanh như trước đấy?

Tại sao trong đăng ký kinh doanh không ghi ngành, nghề kinh doanh? mà trong hồ sơ thành lập công ty phải ghi ngành, nghề kinh doanh?

Cảm ơn.
 
Qúy khách cần tư vấn luật doanh nghiệp xin liên hệ địa chỉ:

CÔNG TY TƯ VẤN DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

Đ/C: P-2911-G3, KĐT Vinhomes Green Bay, Đại Lộ Thăng Long, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Đ/C: Số 6, Ngách 121, Ngõ Thái Thịnh 1, Thái Thịnh, Đống Đa , Hà Nội.

Đ/C: Số 11/44, Phan Bội Châu, phường Tân Sơn, TP. Thanh Hóa, Thanh Hóa.

Đ/C: Số 15, đường Trần Phú, phường Quang Trung, Phú lý, Hà Nam.

Đ/C: Số 68, Chùa Chuông, phường Hiến Nam, TP. Hưng Yên, Hưng Yên .

Đ/C: Số 802, Lý Chính Thắng, Quận 3, TP HCM.

Luật sư tư vấn miễn phí: 0979 981 981 - 0983 138 381


Website:  
www.thanhlapdoanhnghiep.pro.vn


Các hỏi đáp khác

Hỗ trợ luật doanh nghiệp
Tư vấn doanh nghiệp
Hottline:
0979 981 981
Email:
Tư vấn Đầu tư
Hottline:
0983 138 381
Email:
Hỏi đáp pháp luật