Luật sư trả lời như sau:
Khi công ty hoạt động sản xuất, kinh doanh muốn mở rộng quy mô kinh doanh khác trụ sở chính, thì công ty có thể thành lập công ty mới có vốn góp của công ty cũ hoặc lập các đơn vị hoạt động trực thuộc như lập
chi nhánh,
văn phòng đại diện hoặc
địa điểm kinh doanh. Vậy ba loại hình trực thuộc Chi nhánh, địa điểm kinh doanh và văn phong đại diện có gì khác nhau? và trong trường hợp nào thì nên mở chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh? Sau đây luật sư giải thích rõ chức năng của tưng loại hình phụ thuộc:
-
Địa điểm kinh doanh là nơi hoạt động sản xuất, kinh doanh những ngành, nghề công ty mẹ, địa điểm kinh doanh chỉ được mở trong cùng tỉnh, thành phố nới công ty mẹ đặt trụ sở;
Các bạn lưu ý: Trụ sở của địa điểm kinh doanh phải mở cùng tỉnh, thành phố nơi công ty mẹ đặt trụ sở chính (VD: Công ty mẹ đặt trụ sở tại Thành phố Hà Nội, thì khi lập địa điểm kinh doanh của công ty thì chỉ được đặt tại Thanh Phố Hà Nội, không được lập địa điểm kinh donh tại tỉnh khác như Hưng Yên, Hà Nam, Băc Ninh, Thanh Hóa.....);
Vì vậy địa điểm kinh doanh chỉ phù hợp để mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh trong cùng tỉnh, thành phố nơi công ty đặt trụ sở;
Ưu điểm địa điểm kinh doanh: Không phải kê khai thuế, mà do công ty mẹ kê khai; địa điểm kinh doanh chỉ phải nôp lệ phí môn bài hàng năm;
Nhược điểm là không mở được địa điểm khác tỉnh, thành phố nơi công ty mẹ đặt trụ sở chính;
-
Chi nhánh là nơi hoạt động sản xuất, kinh doanh những ngành nghề công ty mẹ đăng ký, chi nhánh được mở khác tỉnh, thành phố nơi công ty mẹ đặt trụ sở; chi nhánh là đơn vị có thể hoạch toán độc lập hoặc phụ thuộc; chi nhánh có con dấu riêng; có hóa đơn riêng;
Chi nhánh có ưu điểm là được mở khác tỉnh, thành phố nơi công ty đặt trụ sở chính (VD: Trụ sở chính ở Hà Nội có thể mở chi nhánh tại các tỉnh khác như Hưng Yên, Hà Nam, Băc Ninh, Thanh Hóa..... ); chi nhánh có con dấu riềng; có hóa đơn; có thể hoạch toán riêng....;
Nhược điểm: Chi nhánh Phải kê khai, báo cáo thuế gần như một công ty.......;
-
Văn phòng đại diện là nơi giao dịch của công ty mẹ, văn phòng đại diện không có chức năng kinh doanh ( Văn phòng đại diện không được sản xuất, kinh doanh những ngành, nghề công ty mẹ);
Văn phòng đại diện có ưu điểm được mở khác tỉnh, thành phố nơi công ty đặt trụ sở chính (VD: Trụ sở chính ở Hà Nội có thể mở chi nhánh tại các tỉnh khác như Hưng Yên, Hà Nam, Băc Ninh, Thanh Hóa..... ); văn phòng đại diện có thể làm dấu, hoặc không;
Nhược điểm: Văn phòng đại diện không được kinh doanh; mà chỉ là nơi đại diện cho công ty mẹ giải quyết những công việc được công ty mẹ ủy quyền;(VD: Đại diện công ty mẹ giải quyết các tranh chấp, tiếp nhận, giao dịch với khách hàng.....);
Dựa vào những đặc điểm của bà loại hình trực thuộc như trên thì các bạn nên chọn loại hình phù hợp khi mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh.
Các bạn chưa rõ, hoặc cần trợ giúp luật doanh nghiệp hãy gọi ngay cho chúng tôi để được tư vấn tốt nhất.
Xem thêm:
Thủ tục lập chi nhánh; Thủ tục lập văn phòng đại diện; thủ tục lập địa điểm kinh doanh.
Căn cứ pháp lý:
1. Luật Doanh nghiệp 2014; có hiệu lực ngày 01 tháng 07 năm 2015;
2. Luật đầu tư 2014; có hiệu lực ngày 01 tháng 07 năm 2015;
3. Nghị định số: 78-CP; về Đăng ký kinh doanh; có hiệu lực ngày 01 tháng 11 năm 2015;
4. Thông tư số: 20-BKHĐT;Hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp; có hiệu lực ngày 15 tháng 01 năm 2016;
5. Quyết định 337-BKHĐT, về Hệ thống ngành kinh tề của Việt Nam; có hiệu lực ngày 10 tháng 04 năm 2007;