Cập nhật lúc: 12/6/2013 11:36:25 PM

Giải thể và phá sản công ty khác nhau như thế nào? cảm ơn Luật sư.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho Công ty Luật COVINA, Luật sư xin trả lời bạn như sau:

I, Nhìn về mặt hiện tượng thì giải thể và phá sản có những điểm tương đồng như sau:

- Chấm dứt sự tồn tại của một doanh nghiệp;

- Bị thu hồi con dấu, giấy chứng nhận mẫu dấu, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và giấy đăng ký mã số thuế;

- Phải thực hiện các nghĩa vụ tài sản;

- Diễn ra quá trình phân chia tài sản còn lại của doanh nghiệp;

- Giải quyết quyền lợi cho người làm công;

II, Tuy nhiên bản chất của giải thể và phá sản có sự khác biệt như sau:

1. Về Lý do giải thể và phá sản:

- Giải thể có rất nhiều lý do, do hết thời hạn giấy phép kinh doanh, do hoàn thành được mục tiêu đề ra khi lập doanh nghiệp, do làm ăn thua lỗ, do các thành viên, cổ đông bất đồng không thể hợp tác với nhau, khồng thể tìm được hướng kinh doanh mới, do cơ quan cấp đăng ký kinh doanh ra quyết định giải thể….Nói chung giải thể doanh nghiệp là do quyền tự quyết của chủ doanh nghiệp;

- Phá sản do yếu tố duy nhất là doanh nghiệp mất khả năng thanh toán đến hạn khi chủ nợ yêu cầu; Tòa án ra Quyết định phá sản;

2. Về thẩm quyền của giải thể và phá sản:

- Giải thể theo quyết định của chủ Doanh nghiệp, tất cả các thành viên hợp danh ( Công ty hợp danh), Hội đồng thành viên, chủ sở hữu Công ty (Công ty TNHH), Đại hội đồng cổ đông (Công ty cổ phần).

- Phá sản do cơ quan duy nhất quyết định là Tòa án, Tòa án có thẩm quyền tiến hành theo những trình tự, thủ tục quy định tạ Luật Phá sản.
Về thủ tục tiến hành giải thể và phá sản:

- Giải thể là thủ tục hành chính;

- Phá sản là thủ tục tư pháp

3, Vê xử lý quan hệ tại sản của giải thể và phá sản

- Giải thể, chủ doanh nghiệp trực tiếp thanh toán tài sản chia cho các thành viên, cổ đông, giải quyết công nợ với các chủ nợ ;

- Phá sản sẽ thông qua một cơ quan trung gian là tổ thanh toán tài sản sau khi có quyết định tuyên bố phá sản, trên cơ sở phân chia toàn bộ tài sản của doanh nghiệp sau khi thanh lý một cách hợp lý cho tất cả các chủ nợ liên quan trong giới hạn của số tài sản đó;

4, Về hậu quả pháp lý giải thể và phá sản

- Giải thể là dẫn đến việc chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp, và xóa tên trong sổ ĐKKD;

- Phá sản doanh nghiệp không phải lúc nào cũng dẫn đến chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp và xóa tên trong sổ ĐKKD. Có những trường hợp chỉ dẫn đến sự thay đổi về chủ sở hữu doanh nghiệp (ví dụ như: một cá nhân hoặc tổ chức nào đó mua lại toàn bộ doanh nghiệp để tiếp tục sản xuất kinh doanh);

5, Về trách nhiệm của chủ doanh nghiệp giải thể và phá sản

- Giải thể Chủ doanh nghiệp , người quản lý doanh nghiệp không bị hạn chế quyền kinh doanh sau khi giải thể;

- Phá sản chủ doanh nghiệp, người quản lý bị hạn chế quyền kinh doanh trong một thời gian nhất định theo Luật Phá sản;
 Cảm ơn.
 
Qúy khách cần tư vấn luật doanh nghiệp xin liên hệ địa chỉ:

CÔNG TY TƯ VẤN DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

Đ/C: P-2911-G3, KĐT Vinhomes Green Bay, Đại Lộ Thăng Long, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Đ/C: Số 6, Ngách 121, Ngõ Thái Thịnh 1, Thái Thịnh, Đống Đa , Hà Nội.

Đ/C: Số 11/44, Phan Bội Châu, phường Tân Sơn, TP. Thanh Hóa, Thanh Hóa.

Đ/C: Số 15, đường Trần Phú, phường Quang Trung, Phú lý, Hà Nam.

Đ/C: Số 68, Chùa Chuông, phường Hiến Nam, TP. Hưng Yên, Hưng Yên .

Đ/C: Số 802, Lý Chính Thắng, Quận 3, TP HCM.

Luật sư tư vấn miễn phí: 0979 981 981 - 0983 138 381


Website:  
www.thanhlapdoanhnghiep.pro.vn


Các hỏi đáp khác

Hỗ trợ luật doanh nghiệp
Tư vấn doanh nghiệp
Hottline:
0979 981 981
Email:
Tư vấn Đầu tư
Hottline:
0983 138 381
Email:
Hỏi đáp pháp luật