Khai niệm Công ty cổ phần như sau: 

- Theo Luật Doanh nghiệp 2014, Công ty cổ phần là doanh nghiệp. Trong đó vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần.

- Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân. Số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa.

- Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.

- Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp hạn chế chuyển nhượng.

- Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

- Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần các loại để huy động vốn.

Xem thêm:
Ưu và nhược điểm công ty tnhh 1 thành viên; ưu và nhược điểm công ty tnhh 2 thành viên trở lên.

I. Ưu và nhược điểm của công ty cổ phần với các loại hình công ty khác:

Ưu điểm: 

1. Công ty cổ phần có thể dễ dàng huy động được nguồn vốn của xã hội;

2. Công ty không hạn chế số lượng cổ đông và có thể huy động vốn cả trên thế giới. Do vậy, công ty cổ phần có khả năng huy động vốn rộng rãi nhất;

3. Công ty cổ phần có thể được phát hành cổ phần trên thị trường chứng khoáng;

4. Cổ đông có thể dễ dàng, tự do chuyển nhượng, mua bán, thừa kế cổ phần thông qua việc bán cổ phiếu trên thị trường chứng khoán;

5. Quy mô hoạt động lớn và khả năng mở rộng kinh doanh trong hầu hết các lĩnh vực ngành nghề;

6. Được tính lương thưởng của các cổ đông góp vốn tại các vị trí quản lý vào chi phí hoạt động công ty để giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp;

7. Mọi quyết định trong việc kinh doanh được thu thập ý kiến của các cổ đông nên rất minh bạch trong quản lý, điều hành;

8. 
Các cổ đông chỉ phải chịu trách nhiệm hữu hạn về nợ, các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn góp nên mức độ rủi ro không cao.

Nhược điểm:

1. Do số lương cổ đông của công ty cổ phần rất lớn, nên dễ dẫn đến phân chia bè phái giữa các nhóm cổ đông; xung đột lợi ích;

2. Do có số lượng cổ đông lớn, nên sự thân thiết không có cũng dễ dẫn đến bất hòa trong trong ty;

3. Do số lương cổ đông lớn, nên việc quản lý công ty cổ phần có khó khăn hơn các loại hình công ty khác.

4. Khả năng bảo mật kinh doanh và tài chính bị hạn chế do công ty phải công khai và báo cáo với các cổ đông;

II. Thủ tục thành lập công ty cổ phần gồm:

1. Giấy đề nghị thành lập công ty cổ phần theo mẫu;(
 Thông tư số: 02/2018/TT-BKHĐT);

2. Điều lệ công ty Soạn theo Điều 25 Luật Doanh nghiệp 2014;(Mẫu Điều lệ công ty cổ phần);

3. Danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần theo mẫu; 
( Thông tư số: 02/2018/TT-BKHĐT);

4. Bản sao chứng thực CCCD, CMND hoặc hộ chiếu của cá nhân tham gia thành lập công ty; Đối với tổ chức tham gia góp vốn Bản sao chứng thực Đăng ký Doanh nghiệp, giấy chứng nhận đầu tư.

III. Thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính về Đăng ký Doanh Nghiệp:

1. Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi công ty đặt trụ sở chính;

2. Khắc dấu;

3. Mỏ tại khoản ngân hàng;

Xem thêm:
Thủ tục thành lập công ty cổ phần; Thủ tục thành lập công ty tnhh 1 thành viên; thủ tục thành lập công ty tnhh 2 thành viên.

Mọi thắc mắc về công ty cổ phần như: Tên công ty cổ phần; vốn điều lệ công ty cổ phần; cơ cấu tổ chức công ty cổ phần; đại hội đồng cổ đông công ty cổ phần; hội đồng quản trị công ty cổ phần; giám đốc công ty cổ phần; ban kiểm soát công ty cổ phần, các nội dung khác về công ty cổ phần các bạn đang không hiểu hay liên hệ với chúng tôi để được trợ giúp.

Căn cứ pháp lý:

1. Luật Doanh nghiệp 2014; có hiệu lực ngày 01 tháng 07 năm 2015;

2. 
Luật đầu tư 2014; có hiệu lực ngày 01 tháng 07 năm 2015;

3.
 Nghị định số: 78-CP
; về Đăng ký kinh doanh; có hiệu lực ngày 01 tháng 11 năm 2015;

4. Nghị định 108/2018/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 78/2015 về đăng ký doanh nghiệp;

5. 
Thông tư số: 02/2018/TT-BKHĐT;Hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp;

6. 
Quyết định 27/2018-ttg về Hệ thống ngành kinh tề của Việt Nam; thay thế Quyết định số 10 và Quyết Định 337;

Bài viết khác

Hỗ trợ luật doanh nghiệp
Tư vấn doanh nghiệp
Hottline:
0979 981 981
Email:
Tư vấn Đầu tư
Hottline:
0983 138 381
Email:
Hỏi đáp pháp luật