Thành văn phòng công chứng cần có những điều kiện và thủ tục như sau 
Mục đích
Quản lý nhà nước đối với việc Quyết định cho phép thành lập phòng công chứng/ Văn phòng công chứng
Mã ngành kinh tế
Ngành nghề yêu cầu phải có Quyết định cho phép thành lập phòng công chứng/ Văn phòng công chứng : Hành nghề công chứng.
Mã ngành kinh tế:
Điều kiện
 
1. Việc thành lập tổ chức hành nghề công chứng, bao gồm Phòng công chứng và Văn phòng công chứng phải tuân theo Quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
2. Khuyến khích thành lập các Văn phòng công chứng. Chỉ thành lập Phòng công chứng trong trường hợp không phát triển được Văn phòng công chứng.
3. Căn cứ quy định của Luật công chứng, Nghị định này và Quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trên cơ sở nhu cầu thành lập tổ chức hành nghề công chứng ở địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xét duyệt hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng.
(Quy định tại Điều 25 Luật Công chứng 2006, Điều 7 Nghị định 04/2013/NĐ-CP)
Thành phần hồ sơ
1. Hồ sơ đăng ký hoạt động Văn phòng công chứng bao gồm:
a) Đơn đăng ký hoạt động theo mẫu;
b) Giấy tờ chứng minh về trụ sở của Văn phòng công chứng đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 9 Nghị định này;
Trong trường hợp trụ sở là nhà thuê, mượn thì phải kèm theo hợp đồng thuê, mượn nhà có thời gian tối thiểu là năm năm kể từ ngày làm thủ tục đăng ký hoạt động Văn phòng công chứng;
c) Giấy tờ chứng minh nơi đăng ký thường trú tại địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt trụ sở Văn phòng công chứng của công chứng viên thành lập Văn phòng công chứng, công chứng viên là thành viên hợp danh của Văn phòng công chứng đối với Văn phòng công chứng do hai công chứng viên trở lên thành lập.
2. Số lượng hồ sơ là 01 bộ, được nộp trực tiếp hoặc thông qua hệ thống bưu chính đến bộ phận tiếp nhận hồ sơ của Sở Tư pháp, ngoài bì ghi rõ “Hồ sơ đăng ký hoạt động Văn phòng công chứng”.
(Quy định tại Điều 8 Nghị định số 04/2013/NĐ-CP, Điều 27 Luật Công chứng 2006)
Nơi nộp
hồ sơ
Sở Tư pháp địa phương
(Quy định tại Điều 25 Luật Công chứng 2006)
Trình tự,
thủ tục
Bước 1: Cá nhân hoặc tổ chức chuẩn bị 1 bộ hồ sơ hợp lệ nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu chính đến Sở Tư pháp.
Bước 2: Trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép thành lập Văn phòng công chứng. Trong trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do. Người bị từ chối có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật.
Bước 3: Trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ ngày nhận được quyết định cho phép thành lập, Văn phòng công chứng phải đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp của địa phương cho phép thành lập. Khi đăng ký hoạt động phải có đơn đăng ký hoạt động, giấy tờ chứng minh về trụ sở ở địa phương nơi quyết định cho phép thành lập.
Trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận được các giấy tờ đăng ký hoạt động, Sở Tư pháp cấp giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do. Người bị từ chối có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật.
Bước 4: Văn phòng công chứng được hoạt động kể từ ngày Sở Tư pháp cấp giấy đăng ký hoạt động.
(Quy định tại Điều 27 Luật Công chứng 2006)
Thời hạn
giải quyết
10 ngày làm việc (kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ đăng ký hoạt động)
Lệ phí/phí
Không quy định.
Thời hạn hiệu lực
Số ngày hiệu lực
Hoặc “Không quy định”.
Xử lý vi phạm
I. Thu hồi Giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng
Văn phòng công chứng bị thu hồi Giấy đăng ký hoạt động trong các trường hợp sau:
a) Trong thời hạn sáu tháng, kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động mà Văn phòng công chứng không hoạt động hoặc Văn phòng công chứng không hoạt động liên tục từ ba tháng trở lên;
b) Văn phòng công chứng không còn công chứng viên vì công chứng viên là Trưởng Văn phòng công chứng do một công chứng viên thành lập hoặc tất cả các thành viên hợp danh của Văn phòng công chứng do hai công chứng viên trở lên thành lập bị miễn nhiệm hoặc chết.
c) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
(Quy định tại Điều 14 Nghị định 04/2013/NĐ-CP)
II. Thu hồi quyết định cho phép thành lập Văn phòng công chứng
Trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ ngày nhận được quyết định cho phép thành lập, Văn phòng công chứng không đăng ký hoạt động hoặc trong trường hợp Văn phòng công chứng bị thu hồi giấy đăng ký hoạt động, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thu hồi quyết định cho phép thành lập Văn phòng công chứng.
(Quy định tại Điều 27 Luật Công chứng 2006)
Các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh
- Luật Công chứng 2006:
- Nghị định số 04/2013/NĐ-CP.
Thông tin khác
I. Đăng báo nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng
1. Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày được cấp giấy đăng ký hoạt động, Văn phòng công chứng phải đăng báo trung ương hoặc báo địa phương nơi đăng ký hoạt động trong ba số liên tiếp về những nội dung sau đây:
a) Tên gọi, địa chỉ trụ sở của Văn phòng công chứng;
b) Họ, tên, số quyết định bổ nhiệm công chứng viên của công chứng viên hành nghề trong Văn phòng công chứng;
c) Số, ngày, tháng, năm cấp giấy đăng ký hoạt động, nơi đăng ký hoạt động và ngày bắt đầu hoạt động.
2. Trong trường hợp được cấp lại giấy đăng ký hoạt động do thay đổi trụ sở, tên gọi, Văn phòng công chứng phải đăng báo những nội dung giấy đăng ký hoạt động được cấp lại theo quy định tại khoản 1 Điều này.
(Quy định tại Điều 30 Luật Công chứng 2006)
II. Chuyển đổi loại hình Văn phòng công chứng
1. Văn phòng công chứng do một công chứng viên thành lập có nhu cầu chuyển đổi thành Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo loại hình công ty hợp danh phải có hồ sơ đề nghị chuyển đổi trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
2. Hồ sơ gồm có:
a) Đề án chuyển đổi loại hình Văn phòng công chứng, trong đó nêu rõ lý do chuyển đổi, dự kiến thời gian chuyển đổi, báo cáo tình hình tài chính và tổ chức hoạt động tính đến ngày đề nghị chuyển đổi, dự kiến về tổ chức, tên gọi, địa điểm đặt trụ sở, nhân sự, các điều kiện vật chất; 
b) Bản sao có chứng thực quyết định bổ nhiệm công chứng viên là thành viên hợp danh của Văn phòng;
c) Bản chính Quyết định thành lập Văn phòng công chứng trước đây. 
Hồ sơ đề nghị chuyển đổi loại hình Văn phòng công chứng là 01 bộ và được nộp trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ của Sở Tư pháp hoặc qua hệ thống bưu chính đến Sở Tư pháp.
3. Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Khoản 2 Điều này, Sở Tư pháp trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép chuyển đổi loại hình Văn phòng công chứng. Trong trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do; người bị từ chối có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật.
4. Trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Sở Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép chuyển đổi loại hình Văn phòng công chứng. Trong trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do; người bị từ chối có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật. 

5. Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định cho phép chuyển đổi, Văn phòng công chứng phải đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp của địa phương cho phép chuyển đổi. Hồ sơ đăng ký hoạt động gồm:
a) Đơn đăng ký hoạt động theo mẫu;
b) Bản sao có chứng thực quyết định cho phép chuyển đổi loại hình Văn phòng công chứng;
c) Giấy tờ chứng minh về trụ sở của địa phương cho phép chuyển đổi trong trường hợp cho phép thay đổi trụ sở.
Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đăng ký hoạt động, Sở Tư pháp cấp Giấy đăng ký hoạt động cho Văn phòng công chứng chuyển đổi. Trong trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do; người bị từ chối có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật.
6. Trong thời gian làm thủ tục chuyển đổi và đăng ký hoạt động, Văn phòng công chứng vẫn được tiếp tục hoạt động.
Văn phòng công chứng chuyển đổi loại hình được hoạt động kể từ ngày được Sở Tư pháp cấp Giấy đăng ký hoạt động, kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ và có trách nhiệm lưu trữ toàn bộ hồ sơ, tài liệu công chứng của Văn phòng công chứng trước đó.
(Quy định tại Điều 12 Nghị định số 04/2013/NĐ-CP)
 
Hỗ trợ luật doanh nghiệp
Tư vấn doanh nghiệp
Hottline:
0979 981 981
Email:
Tư vấn Đầu tư
Hottline:
0983 138 381
Email:
Hỏi đáp pháp luật