Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 9 năm 2014 và thay thế Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2003 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Điều 1 Nghị định số 46/2012/NĐ-CP ngày 22 tháng 5 năm 2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2003 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy. Dịch vụ xin giấy phép phòng cháy chữa cháy.
Điều 56. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp

1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện chức năng quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy ở địa phương và có nhiệm vụ cụ thể sau đây:

a) Ban hành các quy định về phòng cháy và chữa cháy tại địa phương.

b) Chỉ đạo, kiểm tra và tổ chức việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy tại địa phương; xử lý hành chính các hành vi vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy theo thẩm quyền.

c) Hướng dẫn, chỉ đạo tuyên truyền, giáo dục pháp luật, kiến thức về phòng cháy và chữa cháy cho nhân dân, xây dựng phong trào quần chúng phòng cháy và chữa cháy.

d) Đầu tư ngân sách cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy; trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy.

đ) Quy hoạch địa điểm, đề xuất cấp đất và xây dựng doanh trại cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy.

e) Chỉ đạo việc xây dựng và thực tập phương án chữa cháy cần huy động nhiều lực lượng, phương tiện tham gia.

g) Chỉ đạo tổ chức chữa cháy và khắc phục hậu quả vụ cháy.

h) Thống kê, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp trên, Chính phủ và Bộ Công an về phòng cháy và chữa cháy.

2. Ủy ban nhân dân cấp xã trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy ở địa phương và có nhiệm vụ cụ thể sau:

a) Chỉ đạo, kiểm tra và tổ chức việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy tại địa phương; bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với khu dân cư; xử lý hành chính các hành vi vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy theo thẩm quyền.

b) Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn, giáo dục pháp luật, kiến thức về phòng cháy và chữa cháy; xây dựng phong trào quần chúng phòng cháy và chữa cháy.

c) Tổ chức quản lý đội dân phòng tại các thôn.

d) Đầu tư kinh phí cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy; trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy cho các đội dân phòng theo quy định.

đ) Bảo đảm điều kiện về thông tin báo cháy, đường giao thông, nguồn nước phục vụ chữa cháy.

e) Chỉ đạo việc xây dựng và thực tập phương án chữa cháy.

g) Tổ chức chữa cháy và khắc phục hậu quả vụ cháy.

h) Thống kê, báo cáo về phòng cháy và chữa cháy lên Ủy ban nhân dân cấp huyện. 
Bài viết khác

Hỗ trợ luật doanh nghiệp
Tư vấn doanh nghiệp
Hottline:
0979 981 981
Email:
Tư vấn Đầu tư
Hottline:
0983 138 381
Email:
Hỏi đáp pháp luật