Các công ty có nhu cầu mở rộng địa bàn kinh doanh sang tỉnh Hà Nam, không thành lập công ty mới, thì mở chi nhánh công ty tại Hà Nam là lựa chọn phù hợp với quy định của pháp luật. Các bạn đang tìm hiểu thủ tục thành lập chi nhánh công ty tại Hà Nam, các bạn chưa rõ thủ tục thành lập chi nhánh tại Hà Nam thế nào? quy trình thực hiện việc mở chi nhánh công ty tại Hà Nam gồm những bước gì? cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành ở đâu? các bạn cảm thấy thủ tục hành chính khó khăn hoặc không có thời gian để thực hiện thủ tục thành lập chi nhánh công ty tại Hà Nam, các bạn đừng ngần ngại hay liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.
Những lưu ý trước khi thành lập chi nhánh công ty tại Hà Nam:
1. Ngành, nghề kinh doanh: Chi nhánh chỉ được kinh doanh những ngành, nghề công ty mẹ đang kinh doanh, đối với những ngành, nghề có điều kiện thì khi kinh doanh chi nhánh cũng phải đáp ứng điều kiện đầy đủ với được sản xuất, kinh doanh ngành, nghề đó.
2. Phương thức hạch toán kê khai thuế: Chi nhánh có 2 phương thức đó là: Hạch toán phụ thuộc hoặc Hạch toán độc lập, tuỳ theo mục đích mà chọn loại Hạch toán độc lập hay Hạch toán phụ thuộc.
3. Lệ phí môn bài: Chi nhánh đóng mức lệ phí môn bài 1 triệu/ 1 năm;
4. Vốn kinh doanh: Chi nhánh không phải đăng ký vốn kinh doanh.
5. Người đứng đầu chi nhánh, giám đốc chi nhánh: Có thể là giám đốc công ty, các thành viên công ty hoặc thuế người đứng đầu chi nhánh;
6. Trụ sở chính của chi nhánh: Có thể trụ sở đi mượn, trụ sở thuế....;
7. Tên đặt chi nhánh: Tên của chi nhánh phải gắn với tên của công ty mẹ: VD: CHI NHÁNH CÔNG TY TẠI HÀ NAM - CÔNG TY TNHH WINLD;
I. Thủ tục thành lập chi nhánh công ty tại Hà Nam:
1. Thông báo thành lập chi nhánh tại Hà Nam; (Mẫu
Phụ lục II-11 Thông tư 20/bkhđt);
2. Biên bản họp HĐTV (Đối với công ty tnhh 2 thành viên trở lên); Biên bản họp HĐQT (đối với công ty cổ phần) về việc thành lập chi nhánh công ty tại Hà Nma;
3. Quyết định của chủ sở hữu công ty (đối với công ty tnhh 1 thành viên); Quyết định của HĐTV (Đối với công ty tnhh 2 thành viên trở lên); Quyết định của ĐHĐCĐ (đối với công ty cổ phần);
4. Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh của công ty tại Hà Nam;
5. Bản sao chứng thực ĐKDN của công ty mẹ;
6. Bản sao chứng thực CMND, CCCD Hoặc Hộ chiếu của người đứng đầu chi nhánh tại Hà Nam;
II. Thẩm quyền thụ lý hồ sơ thành lập chi nhánh tại Hà Nam:
1. Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Nam:(ĐC: Số 15, đường Trần Phú, phường Quang Trung, Thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam);
2. Thời gian giải quyết thủ tục hành chính: 03 ngày làm việc kể từ khi hồ sơ nộp hợp lệ;(Không tính ngày nghỉ);
3. Thành phần hồ sơ: 01 bộ;
III. Dịch vụ thành lập chi nhánh công ty tại Hà Nam:
1. Dịch vụ soạn hồ sơ thành lập chi nhánh công ty tại Hà Nam;
2. Dịch vụ đại diện khách hàng nộp hồ sơ thành lập chi nhánh tạ Hà Nam;
3. Dịch vụ đại diện khách hàng nhận kết quả thành lập chi nhánh tại Hà Nam;
4. Dịch vụ đại diện khách hàng khắc dấu chi nhánh tại Hà Nam;
5. Các dịch vụ khác theo yêu cầu của khách hàng;
IV. Các bước tiến hành thành lập chi nhánh công ty tại Hà Nam:
B1: Nộp hồ sơ tại bộ phần 1 cửa Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Nam;
B2: Sau khi nộp hồ sơ, trong thời gian 03 ngày làm việc không kể ngày nộp; nếu hồ sơ hợp lệ sẽ nhận giấy chứng nhận đăng ký chi nhánh;
B3: Sau khi nhận giấy chứng nhận đăng ký chi nhánh: Thực hiện việc khắc con dấu chi nhánh;
B4: Sau khi khắc dấu chi nhánh, làm thủ tục thông báo sử dụng mẫu con dấu chi nhánh trên công thông tin điện tử quốc gia;
B5: Sau khi hoàn thành các bước như trên, công ty thực hiện việc nộp lệ phí môn bài của chi nhánh và thực hiện các thủ tục khác: Như in hoá đơn...;
Trên đây là thủ tục và quy trình thành lập chi nhánh công ty tại Hà Nam, các bạn không rõ hoặc cảm thấy thủ tục hành chính khó khăn hoặc không có thời gian đi lại, đừng ngần ngại hay gọi điện hoặc liên hệ email cho chúng tôi để được trợ giúp, giải đáp thắc mắc tốt nhất.
Căn cứ pháp lý: