Bước 1. Soạn thảo hồ sơ bổ sung ngành, nghề đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật;
Bước 2. Nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh Sở kế hoạch và Đầu tư;
Thành phần
hồ sơ bổ sung ngành, nghề đăng ký kinh doanh gồm những văn bản sau:
1. Thông báo bổ sung ngành, nghề đăng ký kinh doanh;
Nội dung thông bao gồm những nội dung chính như:
a) Tên, mã số doanh nghiệp, mã số thuế hoặc số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (trường hợp doanh nghiệp chưa có mã số doanh nghiệp và mã số thuế);
b) Ngành, nghề đăng ký bổ sung hoặc thay đổi;
c) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
Trường hợp bổ sung ngành nghề có vốn pháp định, thì phải có văn bản xác nhận vốn pháp định đó;
Trường hợp có nhành, nghề cần chứng chỉ hành nghề thì kèm theo bản sao chứng chỉ hành nghề, tương ứng với ngành, nghề bổ sung;
2. Biên bản họp của đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần, của Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH 2 thành viên và của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh;
3. Quyết định của Chủ tịch Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần; Quyết định của Củ tịch Hội đồng thành viên đối với công ty tnhh 2 thành viên trở lên, Quyết định của chủ sở hữu đối với công ty TNHH 1 thành viên;
Nội dung của Quyết định, biên bản họp phải ghi rõ những nội dung được thay đổi trong Điều lệ công ty.
4. Thời gian giải quyết thủ tục hành chính 5 ngày làm việc trừ ngày nghỉ và ngày lễ;
5. Số lượng hồ sơ nộp 1 bộ;
6. Cách thức nộp trực tiếp tại SKH&ĐT;
7. Khi nộp hồ sơ hợp lệ, bạn sẽ nhận được phiếu biên nhận của SKH&ĐT, hẹn đến ngày nhận kết quả giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh bổ sung ngành, nghề kinh doanh;
8. Khi nhận giấy chứng nhận ĐKKD mới, bạn phải mang theo CMND hoặc Hộ chiếu và bản gốc giấy chứng nhận ĐKKD cũ đối giấy mới;
Căn cứ pháp lý
-
Luật Doanh nghiệp năm 2005;
-
Nghị định 43 về ĐKKD;
-
Quyết định số 10, về hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam;