Công ty COVINA chuyên tư vấn doanh nghiệp, chúng tôi gửi tới bạn dịch vụ, thủ tục thành lập văn phòng đại diện của công ty, thời gian nhanh, chính xác, hy vọng làm quý khách hài long.
Khái niệm: Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo uỷ quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó.
1. HỒ SƠ THÀNH LẬP VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN:
- Thông báo lập văn phòng đại diện (theo mẫu qui định)
- Quyết định về việc thành lập văn phòng đại diện của các thành viên;
- Biên bản họp các thành viên về việc lập văn phòng đại diện;
- Bản sao hợp lệ quyết định bổ nhiệm người đứng đầu văn phòng đại diện;
- Bản sao điều lệ công ty (đối với trường hợp địa điểm văn phòng đại diện khác tỉnh, thành phố với địa điểm đặt trụ sở công ty);
- Bản sao hợp lệ Giấy chứng đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp và đăng ký thuế (nếu số ĐKKD và đăng ký thuế chưa là một);
- Trường hợp văn phòng đại diện không đăng ký kê khai nộp thuế trực tiếp: bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế hoặc bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký thuế của doanh nghiệp chủ quản.
- Trường hợp văn phòng đại diện đăng ký kê khai nộp thuế trực tiếp: Bản chính thông báo mã số đơn vị trực thuộc đã được doanh nghiệp chủ quản lấy tại tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
- Giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực của người đứng đầu văn phòng đại diện theo quy định sau: CMND hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của người đại diện văn phòng;
2. CÁC LƯU Ý KHI THÀNH LẬP VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN:
- Tên văn phòng đại diện: phải mang tên của doanh nghiệp, kèm theo phần bổ sung tương ứng xác định văn phòng đại diện đó.
- Trụ sở văn phòng đại diện: phải ở trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, tên phố (ngõ phố) hoặc tên xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
- Ngành nghề kinh doanh:
+, Văn phòng đại diện không được tổ chức hoạt động kinh doanh;
- Người đứng đầu văn phòng đại diện không thuộc một trong các trường hợp sau:
+, Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;
+, Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam;
+ Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn sở hữu nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo uỷ quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
+ Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự;
+ Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị Tòa án cấm hành nghề kinh doanh;
+ Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản.
Xem thêm: Thành lập chi nhánh, thành lập địa điểm đăng ký kinh doanh,thành lập công ty cổ phần, công ty tnhh.
Cảm ơn.