Cập nhật lúc: 12/7/2013 10:56:47 PM

Thông tư số 04 của BKH ban hành ngày 29 tháng 03 năm 1997 hướng dẫn Nghị định số 16 về chuyển đổi hợp tác xã(văn bản đã hết hiệu lực)

THÔNG TƯ SỐ 04/1997/BKH-QLKT NGÀY 29 THÁNG 3 NĂM 1997 HƯỚNG DẪN VIỆC CHUYỂN ĐỔI VÀ ĐĂNG KÝ HTX, LHHTX THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ 16/CP NGÀY 21 THÁNG 2 NĂM 1997 Thực hiện quy định tại Điều 28 Nghị định của Chính phủ về chuyển đổi, đăng ký hợp tác xã và tổ chức hoạt động của Liên hiệp hợp tác xã số 16/CP ngày 21 tháng 2 năm 1997, Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn một số điểm cụ thể như sau:(Thành lập hợp tác xã tại đây);

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
********
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
Số: 04/1997/BKH-QLKT
Hà Nội, ngày 29 tháng 3 năm 1997
 
THÔNG TƯ
SỐ 04/1997/BKH-QLKT NGÀY 29 THÁNG 3 NĂM 1997 HƯỚNG DẪN VIỆC CHUYỂN ĐỔI VÀ ĐĂNG KÝ HTX, LHHTX THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ 16/CP NGÀY 21 THÁNG 2 NĂM 1997
Thực hiện quy định tại Điều 28 Nghị định của Chính phủ về chuyển đổi, đăng ký hợp tác xã và tổ chức hoạt động của Liên hiệp hợp tác xã số 16/CP ngày 21 tháng 2 năm 1997, Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn một số điểm cụ thể như sau:
I. VỀ CHUYỂN ĐỔI HTX.
Điều 1. Căn cứ vào hướng dẫn của Ban chỉ đạo chuyển đổi HTX cấp huyện sở tại, các hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã (sau đây gọi chung là hợp tác xã) dự kiến thành lập ban trù bị chuyển đổi HTX trình UBND quận, huyện (sau đây gọi tắt là UBND huyện) phê duyệt. Trường hợp HTX đã ngừng hoạt động thì thành phần ban trù bị do UBND cấp xã sở tại đề nghị.
Điều 2. Khi có quyết định phê duyệt của UBND huyện, Ban trù bị có nhiệm vụ tổ chức thực hiện các quy định tại Điều 5 của Nghị định. Cụ thể là:
1. Tổ chức tuyên truyền, giải thích cho xã viên về mục đích, ý nghĩa của việc chuyển đổi để HTX mới hoạt động theo Luật HTX và vận động mọi người tham gia HTX kiểu mới.
2. Tổ chức việc kiểm kê, đánh giá toàn bộ tài sản, vốn, quỹ, công nợ của HTX phải căn cứ vào các quy định tại Điều 7 (đối với HTX nông nghiệp), Điều 8 (đối với HTX phi nông nghiệp) và Điều 9 của Nghị định 16/CP và các quy định về tài chính của Nhà nước. Ban trù bị phải tiến hành một số công việc cụ thể sau đây:
+ Đối với việc kiểm kê, đánh giá tài sản phải làm rõ nguồn gốc hình thành, giá trị nguyên thuỷ và giá trị còn lại (giá thực tế của tài sản theo thị trường tại thời điểm đánh giá). Mẫu: M01.
+ Dự kiến phân loại theo: các tài sản phục vụ chung cho cộng đồng dân cư mà HTX sẽ không cần thiết quản lý sử dụng tiếp để giao cho chính quyền địa phương quản lý, sử dụng cho cộng đồng dân cư; các tài sản HTX cần tiếp tục sử dụng cho mục tiêu phát triển sản xuất kinh doanh của HTX (trường hợp giải thể HTX thì các tài sản này được hoá giá để trang trải nợ nần và chia cho xã viên) để trình Đại hội xã viên quyết định.
+ Kiểm kê, đánh giá toàn bộ vốn, quỹ của HTX theo mẫu: M02. Và xác định giá trị vật tư, sản phẩm hàng hoá thuộc vốn lưu động của HTX theo mẫu: M03.
+ Xác định và phân loại các khoản nợ phải thu, nợ phải trả, làm rõ danh sách chủ nợ và con nợ, nguồn gốc nợ và giá trị nợ, trên cơ sở đó kiến nghị các giải pháp xử lý để trình Đại hội xã viên quyết định.
- Đối với các khoản nợ phải thu theo mẫu M04.
- Đối với các khoản nợ phải trả (Nợ Ngân hàng) theo mẫu M05, nhưng cần phải giải trình rõ lý do của các kiến nghị với Nhà nước về tỷ lệ miễn, giảm, hoặc khoanh nợ để UBND cấp huyện xem xét quyết định theo các quy định của Nhà nước.
- Đối với các khoản nợ phải trả khác (HTX nợ các cá nhân, các tổ chức khác) theo mẫu M06.
+ Về đất đai phải thực hiện các quy định tại Điều 10 của Nghị định 16/CP, song về nguyên tắc tất cả các loại đất do HTX đang quản lý sử dụng đều được kiểm kê, xác định diện tích và đánh giá hiện trạng sử dụng:
- Đối với các HTX nông nghiệp cần phải tiến hành việc giao quyền sử dụng ruộng đất cho hộ gia đình xã viên và đề nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ - Đặc biệt lưu ý công việc này phải xử lý trước khi giải thể HTX (đối với trường hợp HTX giải thể). Diện tích đất sử dụng của HTX (sân phơi, nhà kho, chuồng trại, ...) cần được xác định rõ ràng về diện tích, nguồn gốc và mục đích sử dụng đất (nhà nước giao hay cho thuê, đất HTX mua hoặc thuê của cá nhân hay tổ chức, đất chiếm dụng, mục đích làm gì,...) theo mẫu M07.
- Đối với các HTX phi nông nghiệp phải tiến hành kiểm kê, xác định rõ về diện tích, nguồn gốc và mục đích sử dụng đất mà HTX đang sử dụng theo mẫu M08.
Khi kiểm kê, xác định rõ về đất đai, các HTX kiến nghị với cấp chính quyền Nhà nước có thầm quyền xử lý theo các quy định của pháp luật về đất đai đối với từng loại cụ thể.
3. Tiến hành việc xây dựng phương án sản xuất kinh doanh và dự thảo điều lệ HTX mới. Việc xây dựng điều lệ HTX mới phải căn cứ vào các quy định tại Điều 14 của Luật HTX và các quy định trong điều lệ mẫu của HTX tương ứng. Đối với HTX không có ý định chuyển đổi đăng ký kinh doanh HTX mới hoặc HTX sẽ giải thể thì không cần tiến hành công việc này.
4. Chuẩn bị các điều kiện để tiến hành Đại hội xã viên, trong đó đặc biệt lưu ý việc công bố công khai các phương án xử lý tài sản, vốn, quỹ, công nợ cho toàn thể xã viên trước khi tổ chức Đại hội ít nhất 10 ngày. Trường hợp HTX chuyển đổi và đăng ký kinh doanh HTX mới thì Ban trù bị còn phải công bố cho toàn thể xã viên biết bản dự thảo phương án sản xuất kinh doanh và dự thảo điều lệ HTX mới.
Điều 3. Về điều kiện, trình tự, thủ tục tổ chức đại hội xã viên được thực hiện theo các quy định tại Điều 28, Điều 29 của Luật HTX. Đại hội thảo luận:
- Biểu quyết thông qua từng nội dung và toàn văn phương án xử lý tài sản, vốn, quỹ, công nợ do Ban trù bị trình Đại hội.
- Biểu quyết việc chuyển đổi đăng ký HTX mới hoặc giải thể HTX. Trường hợp giải thể HTX sẽ tiến hành theo các quy định tại Điều 46 của Luật HTX. Đại hội thông qua biên bản Đại hội và kết thúc tại đây.
- Nếu Đại hội quyết định chuyển đổi và đăng ký kinh doanh HTX mới thì Đại hội tiếp tục thảo luận và thông qua: Danh sách xã viên mới; số vốn góp tối thiểu; thông qua từng phần và toàn văn dự thảo điều lệ HTX; thông qua phương án sản xuất kinh doanh của HTX; bầu các chức danh quản lý của HTX theo các quy định của Luật HTX và điều lệ mẫu HTX tương ứng.
- Đại hội thông qua biên bản Đại hội xã viên HTX theo mẫu M09/CĐ-ĐKKD/HTX.
Biên bản Đại hội sẽ phải kèm với hồ sơ đăng ký kinh doanh của HTX.
Điều 4. Về thành lập Ban chỉ đạo chuyển đổi HTX, cơ cấu chức năng, nhiệm vụ của Ban chỉ đạo thực hiện theo các quy định tại Điều 28 của Nghị định 16/CP.
II. VỀ ĐĂNG KÝ KINH DOANH
A. ĐĂNG KÝ KINH DOANH ĐỐI VỚI HỢP TÁC XÃ MỚI THÀNH LẬP.
Điều 5. Sáng lập viên, lập văn bản giải trình về việc thành lập hợp tác xã, theo mẫu 01/ĐKKD-HTX bàn hành kèm theo thông tư này gửi UBND xã (nếu thành lập Hợp tác xã), UBND huyện (nếu thành lập Liên hiệp Hợp tác xã) nơi hợp tác xã đóng trụ sở chính.
Sau khi được UBND cấp có thẩm quyền đồng ý, các sáng lập viên tiến hành tuyên truyền vận động thành lập hợp tác xã, soạn thảo điều lệ (theo điều lệ mẫu), chuẩn bị đại hội thành lập hợp tác xã. Sau khi họp Đại hội xã viên, hợp tác xã lập hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh.
Trường hợp UBND nhận văn bản giải trình thành lập hợp tác xã, không trả lời, hoặc không đồng ý mà không có lý do chính đáng, các sáng lập viên có quyền khiếu nại đến UBND cấp trên trực tiếp. UBND có thẩm quyền giải quyết khiếu nại theo quy định tại khoản 9 Điều 2, khoản 5 Điều 3 của Nghị định số 02/CP ngày 2-1-1994 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp đối với hợp tác xã.
Điều 6. Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (được lập theo các mẫu ban hành kèm theo thông tư này) gồm:
a. Đơn đăng ký kinh doanh (mẫu 02/ĐKKD-HTX)
b. Biên bản Đại hội thành lập (mẫu 04/ĐKKD-HTX) kèm theo biên bản:
- Danh sách xã viên, địa chỉ, số vốn góp.
- Danh sách Ban quản trị, chủ nhiệm, Ban kiểm soát.
c. Điều lệ đã được Đại hội thành lập thông qua (2 bản).
d. Phương án kinh doanh (mẫu 05/ĐKKD-HTX).
e. Giấy xác nhận của UBND xã về quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng trụ sở (mẫu 06/ĐKKD-HTX).
f. Giấy phép hành nghề (đối với những ngành nghề pháp luật quy định phải có giấy phép hành nghề).
g. Giấy xác nhận của Ngân hàng về số tiền mặt gửi tại Ngân hàng, biên bản trị giá tài sản góp vốn được Đại hội thông qua.
Điều 7. Hợp tác xã gửi 01 bộ hồ sở xin cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đến cơ quan kế hoạch có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh quy định tại khoản 2 Điều 15 và Điều 16 của Nghị định số 16/CP ngày 21-02-1997 của Chính phủ. Cơ quan kế hoạch thụ lý hồ sơ đối chiếu tính phù hợp của hồ sơ với điều lệ mẫu và các quy định pháp luật về các nội dung:
a. Số lượng xã viên.
b. Vốn điều lệ không thấp hơn mức vốn quy định tại điều lệ mẫu.
Nếu kinh doanh các ngành nghề quy định tại khoản 2 Điều 13 của Nghị định số 16/CP và một số ngành nghề mà pháp luật có quy định mức vốn pháp định thì vốn điều lệ của hợp tác xã không được thấp hơn mức vốn pháp định; trường hợp hợp tác xã kinh doanh nhiều ngành nghề mà pháp luật đòi hỏi phải có mức vốn pháp định thì vốn điều lệ của hợp tác xã không thấp hơn mức vốn pháp định đối với ngành nghề có mức vốn pháp định cao nhất mà hợp tác xã xin kinh doanh.
- Hợp tác xã kinh doanh nhiều ngành nghề thì Điều lệ hợp tác xã không trái với quy định tại Điều lệ mẫu đối với các ngành nghề mà hợp tác xã xin đăng ký kinh doanh; trường hợp các điều lệ mẫu quy định về số lượng xã viên, vốn... thì số lượng xã viên, vốn điều lệ hợp tác xã không thấp hơn mức cao nhất số lượng xã viên, vốn trong các điều lệ mẫu.
Kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 15 và Điều 16 của Nghị định 16/CP, cơ quan kế hoạch thụ lý hồ sơ trình UBND cùng cấp xác nhận điều lệ và cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (kèm theo điều lệ đã được xác nhận) cho hợp tác xã.
B. ĐĂNG KÝ KINH DOANH ĐỐI VỚI HỢP TÁC XÃ CHUYỂN ĐỔI
Điều 8. Nếu Đại hội xã viên quyết định tiếp tục duy trì hợp tác xã và tình hình tài chính của hợp tác xã đủ điều kiện để chuyển đổi thì hợp tác xã lập hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho hợp tác xã theo quy định tại Điều 17 Nghị định 16/CP ngày 21-02-1997 của Chính phủ.
Điều 9. Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho hợp tác xã chuyển đổi gồm:
a. Biên bản Đại hội xã viên chuyển đổi (mẫu M09-CD/ĐKKD-HTX thay cho mẫu 04-ĐKKD/HTX) kèm theo biên bản là các hồ sơ quy định tại Điều 6 của thông tư này.
b. Văn bản giải trình các khoản nợ của hợp tác xã - và xác định tình hình tài chính của hợp tác xã, mức vốn điều lệ.
c. Văn bản xác nhận của cơ quan tài chính huyện về tình hình xử lý các khoản hợp tác xã nợ ngân sách (nếu có).
Điều 10. Hợp tác xã chuyển đổi 01 hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh quy định tại khoản 2 Điều 15 và Điều 16 của Nghị định số 16/CP ngày 21-02-1997 của Chính phủ. Cơ quan kế hoạch thụ lý hồ sơ, đối chiếu tính phù hợp của hồ sơ với điều lệ mẫu và các quy định pháp luật về HTX.
Điều 11. Các hợp tác xã chuyển đổi phải đăng ký lại trong thời gian 12 tháng kể từ ngày thông tư này có hiệu lực, sau thời hạn đó nếu hợp tác xã nào không đăng ký phải giải thể hoặc chuyển sang hình thức doanh nghiệp khác không được hoạt động với tư cách pháp nhân là hợp tác xã.
Điều 12. Hợp tác xã có nhu cầu đặt đơn vị kinh tế trực thuộc thực hiện việc đăng ký theo quy định tại Điều 18 Nghị định số 16/CP.
Khi thay đổi nội dung hoạt động sản xuất kinh doanh đã đăng ký, hợp tác xã phải bổ sung vào Điều lệ và đăng ký với cơ quan đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Trường hợp thay đổi, bổ sung những ngành nghề mà pháp luật quy định cần phải có giấy phép hành nghề, hợp tác xã phải làm thủ tục xin cấp giấy phép hành nghề trước khi đăng ký kinh doanh (theo quy định tại Điều 14 Nghị định 16/CP).
Trường hợp hợp tác xã đã đăng ký kinh doanh ở huyện bổ sung ngành nghề phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép (quy định tại Điều 13 Nghị định 16/CP) phải thực hiện việc đăng ký theo quy định tại khoản 2 Điều 15 và đăng ký tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh.
Điều 13. Khi cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh được thu một khoản lệ phí theo quy định tại Thông tư số 62/TC-TCT ngày 26-10-1992 áp dụng mức thu như đối với tư nhân, công ty.
Các mẫu kèm theo Thông tư này được dùng thống nhất trong toàn quốc.
Điều 14. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do Bộ Kế hoạch và Đầu tư thống nhất quản lý; các Sở Kế hoạch và Đầu tư dự trù số lượng các hợp tác xã đăng ký kinh doanh ở tỉnh và ở huyện báo về Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Số đăng ký kinh doanh của các giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã đã đăng ký kinh doanh ở Sở Kế hoạch và Đầu tư do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ấn định gồm 6 con số. Số Đăng ký kinh doanh của các giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của các hợp tác xã đăng ký kinh doanh ở phòng kế hoạch và đầu tư huyện do các huyện tự đánh số theo quy tắc: 4 số + 2 chữ cái.
2 chữ cái cấu thành từ ký tự đầu của từ chỉ tên huyện do Sở Kế hoạch và Đầu tư quy định cho các quận, huyện trong tỉnh, thành phố theo quy tắc:
- Tên huyện chỉ có 1 từ: Ví dụ huyện Vân thì lấy 2 ký tự VZ (Chữ V là ký tự của đầu từ "Vân" và chữ Z quy ước tên huyện đó chỉ có 1 từ); Quận 8: TZ, quận 3, quận 4, quận 7 = BZ.
- Tên huyện có 2 từ: ví dụ Bảo Lộc thì lấy 2 ký tự BL.
- Tên huyện có ’ 3 từ: Ví dụ huyện Long Châu Thành thì lấy 2 ký tự LT là ký tự của từ đầu và từ cuối của tên huyện.
Điều 15. Hàng quý, Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh phải tập hợp tình hình và lập báo cáo về tình hình thực hiện Luật HTX và Nghị định 16/CP thuộc phạm vi của địa phương gửi về Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm tổng hợp tình hình chung của cả nước và báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
 
Trần Xuân Giá
(Đã ký)
 
MẪU M 01
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ TSCĐ CÁC HTX CHUYỂN ĐỔI
Tên HTX:
Xã, (Phường):
Huyện (Quận):
Tỉnh (Thành phố):
Ngày đánh giá:
HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ GỒM:
1. Đại diện Ban quản trị HTX:
Ông (Bà): Trường HĐ
2. Kế toán trưởng HTX:
Ông (Bà): Uỷ viên HĐ
3. Đại diện xã viên:
Ông (Bà): Uỷ viên HĐ
4. Đại diện chính quyền xã (phường):
Ông (Bà): Uỷ viên HĐ
5. Đại diện phòng tài chính huyện (quận):
Ông (Bà): Uỷ viên HĐ
6. Đại diện phòng kinh tế - kế hoạch huyện (quận):
Ông (Bà): Uỷ viên HĐ
Đã tiến hành kiểm kê, đánh giá lại toàn bộ tài sản cố định của HTX như sau:
 
Theo sổ sách
Thực tế k.kê đánh giá
 
 
Hạng mục tài sản
Ngày
Nguyên
Số
Giá trị còn lại
Kiến
 
 
m.sắm, x.dựng
giá
lượng còn lại
Đã khấu hao
Theo giá thị trường
nghị xử lý
1
2
3
4
5
6
7
1. Nhà cửa và các công trình kiếm trúc
 
 
 
 
 
 
- Trụ sở làm việc
 
 
 
 
 
 
- Hội trường, nhà trẻ, mẫu giáo
 
 
 
 
 
 
- Xưởng sản xuất
 
 
 
 
 
 
- Chuồng trại
 
 
 
 
 
 
- Cửa hàng
 
 
 
 
 
 
- Kho
 
 
 
 
 
 
- Giếng khoan
 
 
 
 
 
 
- Bể nước
 
 
 
 
 
 
- Ao hồ
 
 
 
 
 
 
- Đường xá
 
 
 
 
 
 
- Cầu, cống
 
 
 
 
 
 
- Hệ thống kênh mương tưới, tiêu
 
 
 
 
 
 
- Trạm bơm nước
 
 
 
 
 
 
- Cơ sở khác
 
 
 
 
 
 
2. Máy móc, thiết bị động lực và công tác
 
 
 
 
 
 
- Máy làm đất
 
 
 
 
 
 
- Máy kéo
 
 
 
 
 
 
- Máy công nông
 
 
 
 
 
 
- Động cơ (xăng, điện)
 
 
 
 
 
 
- Máy phát điện
 
 
 
 
 
 
- Máy móc, thiết bị chế biến nông sản
 
 
 
 
 
 
- Tàu thuyền đánh cá
 
 
 
 
 
 
- Lưới và công cụ đánh bắt khác
 
 
 
 
 
 
- Bình bơm động cơ
 
 
 
 
 
 
- Các loại khác
 
 
 
 
 
 
3- Thiết bị, phương tiện vận tải, truyền dẫn
 
 
 
 
 
 
- Hệ thống lưới điện
 
 
 
 
 
 
- Trạm biến thế
 
 
 
 
 
 
- Mạng điện thoại
 
 
 
 
 
 
- Hệ thống tuyền thanh
 
 
 
 
 
 
- Các trang thiết bị phục vụ sinh hoạt văn hoá, xã hội (Ti vi, Video...)
 
 
 
 
 
 
- Ô tô tải
 
 
 
 
 
 
- Tàu thuyền vận chuyển
 
 
 
 
 
 
- Các loại khác
 
 
 
 
 
 
4. Vườn cây, đàn gia súc
 
 
 
 
 
 
- Vườn cây lâu năm
 
 
 
 
 
 
- Vườn ươm
 
 
 
 
 
 
- Đàn gia súc
 
 
 
 
 
 
+ Trâu
 
 
 
 
 
 
+ Bò
 
 
 
 
 
 
+ Ngựa
 
 
 
 
 
 
+ Dê
 
 
 
 
 
 
+ Lợn
 
 
 
 
 
 
Loại khác
 
 
 
 
 
 
Tổng
 
 
 
 
 
 
Tổng cộng giá trị tài sản.....................
Bằng chữ...................................... ..............................................
Kế toán trưởng Trưởng hội đồng đánh giá
MẪU M02
HƯỚNG DẪN KIỂM KÊ VỐN, QUỸ CỦA CÁC HTX CHUYỂN ĐỔI
Tên HTX:
Xã (Phường):
Huyện (Quận):
Tỉnh (Thành phố):
Ngày đánh giá:
HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ GỒM:
1. Đại diện ban quản trị HTX:
Ông (Bà): Trưởng HĐ
2. Kế toán trưởng HTX:
Ông (Bà): Uỷ viên HĐ
3. Đại diện xã viên:
Ông (Bà): Uỷ viên HĐ
4. Đại diện chính quyền xã (phường):
Ông (Bà): Uỷ viên HĐ
5. Đại diện phòng tài chính huyện (quận):
Ông (Bà): Uỷ viên HĐ
6. Đại diện phòng kinh tế-kế hoạch huyện (quận):
Ông (Bà): Uỷ viên HĐ
Đã tiến hành kiểm kê, đánh giá hiện trạng vốn và các quỹ của HTX như sau:
Đơn vị tính: Triệu đồng
Nguồn vốn
Theo sổ sách
Thực tế kiểm kê đánh giá
Kiến nghị xử lý
A. Nguồn vốn tự có
 
 
 
1. Vốn SXKD
 
 
 
2. Vốn tham gia liên doanh
 
 
 
3. Các khoản phải thu
 
 
 
4. Quỹ HTX
 
 
 
B. Nguồn tín dụng
 
 
 
1. Vay ngân hàng
 
 
 
2. Vay đối tượng khác
 
 
 
C. Nguồn vốn thanh toán
 
 
 
1. Thanh toán với ngân sách
 
 
 
2. Thanh toán với các tổ chức kinh tế
 
 
 
3. Thanh toán nội bộ HTX
 
 
 
Kế toán trưởng Trưởng Hội đồng đánh giá
MẪU M03
HƯỚNG DẪN XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ VẬT TƯ, SẢN PHẨM, HÀNG HOÁ THUỘC VỐN LƯU ĐỘNG CỦA HTX
Tên HTX:
Xã (Phường):
Huyện (Quận):
Tỉnh (Thành phố):
Ngày đánh giá:
HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ GỒM:
1. Đại diện ban quản trị HTX:
Ông (Bà): Trưởng HĐ
2. Kế toán trưởng HTX:
Ông (Bà): Uỷ viên HĐ
3. Đại diện xã viên:
Ông (Bà): Uỷ viên HĐ
4. Đại diện chính quyền xã (phường):
Ông (Bà): Uỷ viên HĐ
5. Đại diện phòng tài chính huyện (quận):
Ông (Bà): Uỷ viên HĐ
6. Đại diện phòng kinh tế - kế hoạch huyện (quận):
Ông (Bà): Uỷ viên HĐ
Đã tiến hành kiểm kê, đánh giá lại vật tư, sản phẩm hàng hoá thuộc vốn lưu động của HTX như sau:
Tên vật tư sản phẩm
Theo sổ sách
Thực tế kiểm kê
Giá trị vật
Giá trị vật tư
hàng hóa
Số lượng
Giá trị
Số lượng
Giá trị
tư hàng hóa hỏng phải xử lý
s.phẩm đưa vào VLĐ của HTX
 
 
 
 
 
 
 
Kế toán trưởng Trưởng Hội đồng đánh giá 

Các tài liệu văn bản khác

Hỗ trợ luật doanh nghiệp
Tư vấn doanh nghiệp
Hottline:
0979 981 981
Email:
Tư vấn Đầu tư
Hottline:
0983 138 381
Email:
Hỏi đáp pháp luật