Một số nội dung cần biết trước khi thành lập công ty tại tỉnh Thanh Hóa:
1. Vốn đầu tư vào công ty, cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh hay còn gọi là vốn Điều lệ:
- Khi thành lập công ty, các bạn đặt câu hỏi, nên để vốn điều lệ bào nhiêu? là phù hợp cho việc thành lập công ty. Pháp luật không quy định doanh nghiệp phải để vốn điều lệ tối thiểu là bao nhiêu khi thành lập công ty, và cũng không hạn chế doanh nghiệp để mức vốn tồi đa là bao nhiêu (Có trường hợp công ty thành lập tại Hà Nội để mức vốn Điều lệ khi thành lập 144.000 tỉ đồng, vấn đề không có gì ầm ỉ, nếu công ty này được các cổ đông có năng lực thực sự góp vốn, nhưng quá trình tìm hiểu thì các cổ đông thành lập công ty này không có năng lực thực sự, các cổ đông thành lập công ty là những người bán buôn kinh doanh thông thường)? trừ một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện, khi thành lập doanh nghiệp phải có mức vốn tối thiểu thì với được kinh doanh: Như Kinh doanh bất động sản vốn điều lệ tối thiểu khi đăng ký là 20 tỉ; Dịch vụ cho thuê lao động vốn điều lệ đăng ký là 2 tỉ;
- Do đó việc góp vốn thành lập công ty tùy tùy thuộc vào nhiều yếu tố: Khả năng góp vốn của các thành viên, cổ đông tham gia thành lập công ty. Để mức vốn bao nhiều cho phù hợp với ngành nghề kinh doanh, các dự án đầu tư và làm sao cho phù hợp với những dự án đấu thầu của công ty sau này.
- Vì vậy trước khi thành lập công ty, các bạn cân nhắc mức vốn điều lệ cần để cho phù hợp với khả năng góp vốn, ngành nghề kinh doanh, khả năng đấu thầu và thực hiện dự án sau này.
- Mức vốn Điều lệ đóng lệ phí môn bài hàng năm: Mức vốn Điều lệ <= 10 tỉ, 1 năm đóng 2 triệu lệ phi môn bài; Mức vốn Điều lệ > 10 tỉ, 1 năm đóng 3 triệu lệ phi môn bài;
2. Nên chọn Loại hình công ty nào? khi thành lập cho phù hợp với cơ cấu, ngành nghề và quy mô của công ty:
- Hiện này chủ yếu có 03 loại hình công ty phổ biến mà các cá nhân hay chọn khi thành lập công ty: Công ty tnhh1 thành viên; Công ty tnhh 2 thành viên trở lên; công ty cổ phần. Công ty Hợp Danh ít được lựa chọn, hoặc Doanh nghiệp tư nhân, Hợp tác xã tùy vào đặn thù ngành nghề mà chọn.
- Tùy vào nhu cầu, sở thích, ngành nghề kinh doanh và số lượng người tham gia góp vốn mà các bạn nên chọn cho mình loại hình công ty cho phù hợp. Đối với công ty có 01 cá nhân thành lập công ty thì chỉ thành lập công ty tnhh 1 thành viên; Công ty chỉ có 02 người tham gia thành lập thì chỉ thành lập công ty tnhh 2 thành viên; đối với công ty cổ phần phải có tối thiểu 03 cổ đông tham gia thành lập công ty.
- Thường mọi người có quan điểm công ty cổ phần là công ty lớn, nên khi thành lập hay lựa chon loại hình cổ phần. Tuy nhiên công ty lớn hay nhỏ không phải quyết định ở loại hình công ty, mà do tài sản của công ty, quy mô tổ chức, quy mô hoạt động.
Xem thêm: Ưu và nhược điểm của các loại hình công ty.
3. Trụ sở chính của công ty nên đặt thế nào cho đúng quy định? đặt thế nào cho hợp lý với ngành, nghề kinh doanh, sản xuất, dịch vụ:
- Trụ sở chính công ty đăng ký là nơi hoạt động sản xuất, kinh doanh, buôn bán, dịch vụ. Khi đặt trụ sở chính, các bạn lưu ý, trụ sở chính có đủ điều kiện để hoạt động, sản xuất, kinh doanh, mua bán hàng hóa, dịch vụ mà công ty kinh doanh không? VD: đối những những ngành nghề sản xuất liên quan đến môi trường, tiếng ồn, điều kiện phòng cháy chữa chay...., nếu đặt trụ sở chính tại nhà ở trong khu dân cư thì sẽ không được hoạt động tại trụ sở, mà doanh nghiệp phải mở thêm một địa điểm kinh doanh trực thuộc công ty tại nơi phù hợp có thể sản xuất, kinh doanh những ngành nghề như trên.
- Ngoài trụ sở chính của công ty hoạt động sản xuất kinhdoanh, công ty có thể mở thêm Chi nhánh, Địa điểm kinh doanh hoạt động sản xuất kinh doanh những ngành nghề công ty, Văn phòng đại diện là nơi đại diện cho công ty, không có chức năng hoạt động sản xuất, kinh doanh.
- Chú ý: Trụ sở chính của công ty không được đặt tại tòa nhà chung cư với mục đích chỉ để ở.
4. Ngành nghề kinh doanh của công ty, nên để thế nào cho phù hợp? nên để nhiều hay ít?
- Theo quy định thì doanh nghiệp được kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm, đối với những ngành nghề có điều kiện về kinh doanh, thì doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện với ngành nghề đó thì với được hoạt động kinh doanh. VD: Kinh doanh dịch vụ Karoke, doanh nghiệp phải đáp ứng đủ điều kiện về Phòng cháy chữa cháy, an ninh trật tự.
- Khi đăng ký ngành nghè kinh doanh, doanh nghiệp nên để nhiều ngành nghề hay để đủ ngành nghề mà công ty dự kiến kinh doanh? trước đây, khi đăng ký ngành, nghề kinh doanh thì trên giấy chứng nhận Đăng ký Doanh nghiệp có thể hiện ngành, nghề đăng ký kinh doanh, nên việc các doanh nghiệp đăng ký quá nhiều ngành, nghề kinh doanh, trên Đăng ký Doanh nghiệp phần ngành nghề ghi quá nhiều, do đó các doanh nghiệp chi đăng ký chủ yếu những ngành nghề chính mình kinh doanh và có thể mở rộng thêm vài ngành nghề dự kiến. Nhưng hiện nay theo Luật Doanh nghiệp 2014, thì thông tin ngành nghề không thể trên Đăng ký Doanh nghiệp, Do đó việc đăng ký ngành, nghè kinh doanh nhiều hay ít thì cũng không ảnh hướng việc ghi trên giấy chứng nhận ĐKDN. Nên hiện nay các doanh nghiệp khi đăng ký thành lập công ty, ghi rất nhiều ngành nghề có thể lên đến hàng trăm ngành nghề.
Xem thêm: Hệ thống ngành nghề kinh tế Việt nam.
5. Người đại diện theo pháp luật của công ty, nên để 1 người hay nhiều người đại diện theo pháp luật?
- Theo Luật Doanh nghiệp 2005 công ty chỉ có 1 người đại diện trước pháp luật, nhưng đến Luật Doanh nghiệp 2014 thì cho phép công ty có thể nhiều hơn 1 người đại diện theo pháp luật. Có nghĩa khi thành lập hay thay đổi Đăng ký Doanh nghiệp công ty có thể để 2,3,4... người đại diện trước pháp luật. Vậy công ty nên để bao nhiêu người đại diện theo pháp luật là hợp lý? Tùy vào quy mô, cũng như nhu cầu của công ty mà nên để 1 hay nhiều người đại diện trước pháp luật.
- Thông thường các công ty nhỏ nên để 1 người đại diện theo pháp luật, vi khi đó việc quy định rõ trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật là dễ ràng. Đôi với công ty có quy mô lớn, như các tổng công ty hay tập đoàn thì để nhiều người đại diện theo pháp luật, ví khi đó công việc nhiều nên cần nhiều người đại diện theo pháp luật, và những người đại diện theo pháp luật sẽ được quy định nhiệm vụ và trách nhiệm cụ thể từng người.
Trên đây là những lưu ý chính khi các bạn dự định thành lập công ty cần biết, một số nội dung khác như: Tỉ lệ góp vốn để thể nào hợp lý? cơ cấu tổ chức của công ty thế nào? nhiềm vụ và quyền hạn của các thành viên, cổ đông sáng lập tham gia góp vốn? cổ phần phổ thông, cổ phần ưu đãi thế nào?....
I. Thủ tục thành lập công ty tại các Huyện, Thị xã, Thành phố của tỉnh Thanh Hóa:
1. Thủ tục thành lập công ty tnhh 1 thành viên tại huyện, thị xã, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa:
- Điều lệ công ty tnhh 1 thành viên; (Soạn theo nội dung Điều 24 Luật Doanh nghiệp 2020);
- Giấy đề nghị Đăng ký Doanh nghiệp Công ty tnhh 1 thành viên; (Mẫu theo:
Thông tư số: 01/2021/TT-BKHĐT);
- Bản sao chứng thực CMND, CCCD hoặc Hộ chiếu của chủ sở hữu, Người đại diện theo pháp luật.
- Các văn bản khác theo yêu cầu của phòng ĐKKD: Sơ yếu lý lịch; Hợp động thuê nhà.
2. Thủ tục thành lập công ty tnhh 2 thành viên trở lên tại huyện, thị xã, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa:
- Điều lệ công ty tnhh 2 thành viên trở lên; (Soạn theo nội dung Điều 24 Luật Doanh nghiệp 2021);
- Giấy đề nghị Đăng ký Doanh nghiệp Công ty tnhh 2 thành viên trở lên; (Mẫu theo:
Thông tư số: 01/2021/TT-BKHĐT);
- Danh sách thành viên công ty tnhh 2 thành viên trở lên; (Mẫu theo:
Thông tư số: 01/2021/TT-BKHĐT);
- Bản sao chứng thực CMND, CCCD hoặc Hộ chiếu của các thành viên góp vốn và người đại diện theo pháp luật.
- Các văn bản khác theo yêu cầu của phòng ĐKKD: Sơ yếu lý lịch; Hợp động thuê nhà.
3. Thủ tục thành lập công ty cổ phần tại huyện, thị xã, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa:
- Điều lệ công ty cổ phần; (Soạn theo nội dung Điều 24 Luật Doanh nghiệp 2014);
- Giấy đề nghị Đăng ký Doanh nghiệp Công ty cổ phần; (Mẫu theo:
Thông tư số: 01/2021/TT-BKHĐT);
- Danh sách cổ đông sáng lập; (Mẫu theo:
Thông tư số: 01/2021/TT-BKHĐT);
- Bản sao chứng thực CMND, CCCD hoặc Hộ chiếu của các thành viên góp vốn và người đại diện theo pháp luật.
- Các văn bản khác theo yêu cầu của phòng ĐKKD: Sơ yếu lý lịch; Hợp động thuê nhà, chứng minh trụ sở hợp pháp.
4. Thủ tục thành lập Doanh nghiệp Tư nhân tại huyện, thị xã, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa:
- Giấy đề nghị thành lập Doanh nghiệp tư Nhân; (Mẫu theo:
Thông tư số: 01/2021/TT-BKHĐT);
- Bản sao chứng thực CMND, CCCD hoặc Hộ chiếu của các thành viên góp vốn và người đại diện theo pháp luật.
- Các văn bản khác theo yêu cầu của phòng ĐKKD: Sơ yếu lý lịch; Hợp động thuê nhà, chứng minh trụ sở hợp pháp.
5. Thủ tục thành lập các tổ chức pháp nhân khác tại Thanh Hóa: Thành lập Hợp tác xã; Thành lập công ty hợp danh; thành lập hộ kinh doanh cá thể.
II. Dịch vụ thành lập công ty tại huyện, thị xã, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa:
- Dịch vụ tư vấn thành lập công ty;
- Dịch vụ soạn hồ sơ thành lập công ty;
- Dịch vụ đại diện khách hàng nộp hồ sơ thành lập công ty;
- Dịch vụ đại diện khách hàng khắc dấu; thông báo sử dụng mẫu dấu;
- Dịch vụ đại diện khach hàng nhận hồ sơ thành lập công ty và con dấu công ty;
- Các dịch vụ khác theo yêu cầu của khách hàng: Đăng ký số tài khoản ngân hàng; Đăng ký hóa đơn Vat; Kê khai thuế, Đăng ký xuất nhập khẩu.
III. Thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính và thành phần hồ sơ tại tỉnh Thanh Hóa:
1. Thẩm quyền: Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hóa;
2. Thành phần hồ sơ: 01 bộ có chữ ký đầy đủ của các thành viên, cổ đông, người tham gia thành lập công ty.
3. Thuế cấp mẫ số thuế;
4. Công an, các đơn vị khắc dấu, khắc dấu công ty;
5. Hải quan cấp mã số hải quan.
IV. Những công việc phải làm sau khi thành lập công ty tại Thanh Hóa.
1. Nộp tờ khai lệ phí môn bài lần đầu;
2. Nộp lệ phí môn bài, tùy thuộc vào mức vốn điều lệ đăng ký;
3. Đăng ký số tài khoản ngân hàng cho công ty (Chọn ngần hàng phù hợp với công ty); ( Hồ sơ mở tài khoản cơ bản gồm: Điều lệ công ty; Bản sao đăng ký Doanh nghiệp; Quyết định bổ nhiệm giám đốc; thông báo đã đăng tải mẫu con dấu).
4. Đăng ký cập nhật số tài khoản cho cơ quan đăng ký kinh doanh;
5. Đăng ký mua hóa đơn điện tử; thông báo sử dụng hóa đơn VAT;
6. Mua chữ ký số để kê khai thuế qua mạng.
7. Các thủ tục khác: Đăng ký danh sách lao động; đăng ký bảo hiểm.
Trên đây là những vấn đề cần quan tâm khi các bạn đang có nhu cầu tìm hiểu thủ tục thành lập công ty tại tỉnh Thanh Hóa, các bạn không có thời gian hoặc cảm thấy thủ tục hành chính khó khăn đừng ngần ngại hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.
Cảm ơn.
Căn cứ pháp lý thành lập công ty:
MỌI THẮC MẮC QUÝ KHÁCH LIÊN HỆ
|
Địa chỉ tại Hà Nội:
P2911-G3,Vinhomes Green Bay, Nam Từ Liêm, HN;
SN 6, ngõ Thái Thịnh 1,Thái Thịnh, Đống Đa, HN;
ĐT: 0979 981 981
Website: thanhlapcongty.net.vn
|
Địa chỉ tại Thanh Hóa:
Số 11/44 Phan Bội Châu 2, Tân Sơn, TP.Thanh Hóa;
ĐT: 0979 981 981
Website: thanhlapdoanhnghiep.pro.vn
|
Địa chỉ tại TPHCM:
Số 802, đường Lý Chính Thắng, Quận 3, TPHCM;
ĐT: 0983 138 381
Website: thanhlapdoanhnghiep.pro.vn
|
Địa chỉ tại Hưng Yên:
Số 68, Chùa Chuông, Hiến Nam, Hưng Yên;
ĐT: 0983 138 381
Website: thanhlapdoanhnghiep.pro.vn
|