Các bạn trên tỉnh Thanh Hóa đang tìm hiểu thủ tục thành lập công ty tại Thanh Hóa. Lần đầu tiên thành lập công ty và quản lý công ty, chắc chắn có rất nhiều vước mắc và khó khăn mà không phải ai cũng biết và đặc biệt là những cá nhân lần đầu tiên tìm hiểu để mở công ty tại Thanh Hóa. Nếu các bạn lo lắng quá thì sẽ dẫn đến sợ và không dám thực hiện dự án của mình, bỏ lỡ cơ hội kinh doanh, thực ra khi chúng ta chưa làm thì cứ nghĩ mở công ty khó khăn, phức tạp.......nhưng thực tế việc mở công ty và hoạt động cực kỳ đơn giản. Vì vậy ban đầu mở công ty các bạn cứ nghĩ đơn giản nhất có thể. Trong nhiều năm tư vấn về doanh nghiệp mình nghĩ cái khó khăn nhất của việc lập công ty là các bạn phải tìm được thị trường tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ của mình làm ra, khi mà sản phẩm, dịch vụ có thị trường tốt thì công ty sẽ phát triển ổn định. Dưới đây là một vai thông tin chung tôi cung cấp để các bạn nắm được cơ bản khi thành lập công ty tại Thanh Hóa.
 

Một số vấn đề các bạn lần đầu tiên thành lập công ty tại Thanh Hóa cần quan tâm:

1. Tại sao lại phải thành lập công ty mà không làm hộ kinh doanh cá thể?


- Trước đây chúng ta đang còn tư duy hoặc do nhu cầu thị trường nhỏ, thì chúng ta chỉ kinh doanh, manh mún, nhỏ lẻ, VD như cửa hàng quần áo, cửa hàng gia dụng, cửa hàng vật liệu xây dựng....những hình thức kinh doanh nhỏ lẻ này hoạt động đóng thuế khoán, đây là hình thức kinh doanh đơn giản, không phải chế độ kế toán, hóa đơn chứng từ. Đa số giao dịch hàng hóa, dịch vụ là cá nhân với cá nhân không cần hóa đơn chứng từ.

- Nhưng do những năm gần đây, tốc độ phát triển nhanh của nền kinh tế của đất nước nói chung và tỉnh Thanh Hóa nói riêng, cũng như để chuyên nghiệp hơn cho cửa hàng kinh doanh của mình, thì các cá nhân hoặc hộ kinh doanh cá thể đã có xu hướng dịch chuyển sang thành lập loại hình công ty. Hơn nữa do giao dịch mua, bán hàng hóa hiện tại, các công ty cần hóa đơn chứng từ mà loại hình cá thể không đáp ứng được. Vì vậy để đáp ứng xu thế cũng như tính chuyên nghiệp của giao dịch công ty với công ty nên việc thành lập công ty là tất yếu.

2. Các vấn đề lưu ý để thành lập công ty tại Thanh Hóa?

- Loại hình công ty:


Hiện tại Việt Nam có các loại hình công ty: Công ty tnhh 1 thành viên; Công ty tnhh 2 thành viên trở lên; Công ty cổ phần; Công ty Hợp Danh; Hợp tác xã. Phần lớn hiện nay chủ yếu các cá nhân đăng ký 3 loại hình công ty chủ yếu: TNHH 1 THÀNH VIÊN, TNHH 2 THÀNH VIÊN TRỞ LÊN VÀ CÔNG TY CỔ PHẦN; Mỗi loại hình có ưu và nhược điểm riềng. Tùy từng mục đích kinh doanh mà chúng ta chọn một loại hình phù hợp.

- Vốn đầu tư, vốn kinh doanh hay còn gọi là vốn điều lệ của công ty:

Khi bạn thành lập công ty, bạn bỏ một mức vốn ban đầu nhất định để đầu tư sản xuất kinh doanh, cũng như chịu trách nhiệm với các đối tác về rủi ro phát sinh trong quá trình kinh doanh. Đa số các ngành nghề kinh doanh pháp luật không yêu cầu về mức vốn Điều lệ, có nghĩa là bạn có thể để vốn điều lệ cao hay thấp tùy vào khả năng của bạn. (Một số ngành nghề khi kinh doanh pháp luật yêu cầu phải có vốn nhất định: VD: Kinh doanh bất động sản 20 tỉ; Kinh doanh lữ hành quốc tế 500 triệu; Kinh doanh dịch vụ bảo vệ 2 tỉ; Kinh doanh ngân hàng 3.000 tỉ.....). Vốn điều lệ có thể góp bằng tiền mặt, bằng tài sản, bằng công nghệ, bí quyết, bằng sáng chế....

- Ngành nghề kinh doanh:

Luật cho phép công ty được kinh doanh tất cả những ngành nghề mà pháp luật không cấm; nhiều người hiều là được kinh doanh tất cả ngành nghề là không đúng; có những ngành nghề kinh doanh pháp luật không cấm, nhưng muốn kinh doanh bạn phải đáp ứng một số điều kiện nhất định: VD: Thiết kế xây dựng, tư vấn xây dựng, giám sát xây dựng; Bán thuốc; môi giới bất động sản, môi giới chứng khoán........Muốn kinh doanh bạn phải có chứng chỉ hành nghề. Luật gọi là ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

- Thành viên tham gia góp vốn, thành lập công ty:

Những người không được tham gia góp vốn thành lập công ty, quản lý công ty (xem
Điều 18 Luật doanh nghiệp 2014); Tất cả công dân từ đủ 18 tuổi đều có quyền thành lập và quản lý công ty.

- Giám đốc, tổng giám đốc:

Những người từ đủ 18 tuổi, có trình độ chuyên môn, năng lực.....đều có thể làm giám đốc và tổng giám đốc;(
điều kiện chi tiết), Một số ngành nghề đặc thù thì Luật yêu cầu giám đốc, tổng giám đốc phải có điều kiện bằng cấp: VD: Luật sư, Kiểm toán, Kế toán, Dịch vụ bảo vệ, Dịch vụ đòi nợ.....

- Tên công ty:

Tên công ty đặt không được lấy tên của cơ quan nhà nước, không đặt trái với thuần phong mỹ tục, không được trùng, gây nhầm lẫn với công ty đã đặt trước đó. Quy định đặt tên công ty chi tiết(
tại đây);

- Trụ sở chính của công ty:

Trụ sở công ty là nơi tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty; trụ sở công ty phải rõ ràng, chính xác như: Số nhà, thôn, xóm,ngõ , ngách....đường......phố....phường..... quận(huyện)..... tỉnh(Thành phố)........; trụ sở công ty có thể nhà của người thành lập công ty, nhà thuê, nhà mượn; 

- Thuê doanh nghiệp:

Thuế thu nhập doanh nghiệp; thuế GTGT; Thuế XNK; 

* Trên đây là những vấn đề các bạn cần quan tâm khi chuẩn bị thành lập công ty tại Thanh Hóa, để nắm rõ hoặc có những vấn để chưa hiểu các bạn có thể gọi điện trực tiếp để được tư vấn chi tiết hơn.

Xem thêm: Thủ tục thành lập công ty cổ phần tại Thanh Hóa, Thủ tục thành lập công ty TNHH 1 thành viên tại Thanh Hóa, Thủ tục thành lập công ty TNHH 2 thành viên tại Thanh Hóa.

Căn cứ pháp lý:

1. Luật Doanh nghiệp 2014; có hiệu lực ngày 01 tháng 07 năm 2015;

2. 
Luật đầu tư 2014
; có hiệu lực ngày 01 tháng 07 năm 2015;

3. 
Nghị định số: 78-CP; về Đăng ký kinh doanh; có hiệu lực ngày 01 tháng 11 năm 2015;

4. 
Thông tư số: 20-BKHĐT;Hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp; có hiệu lực ngày 15 tháng 01 năm 2016;

5. 
Quyết định 337-BKHĐT, về Hệ thống ngành kinh tề của Việt Nam; có hiệu lực ngày 10 tháng 04 năm 2007;

Trân trọng.
Bài viết khác

Hỗ trợ luật doanh nghiệp
Tư vấn doanh nghiệp
Hottline:
0979 981 981
Email:
Tư vấn Đầu tư
Hottline:
0983 138 381
Email:
Hỏi đáp pháp luật