Khi thành lập công ty cổ phần tại tỉnh Thanh Hóa, chúng ta cần tìm hiểu những nội dung như sau: Công ty cổ phần là gì? ưu và nhược điểm của công ty cổ phần với công ty tnhh? giám đốc, tổng giám đốc, chủ tịch hội đồng quản trị trong công ty cổ phần có quyền, nghĩa vụ gì? cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần? tỉ lệ góp vốn của các cổ đông sáng lập khi thành lập công ty cổ phần? Vốn đều lệ của công ty cổ phần để bao nhiêu? tên công ty cổ phần đặt thế nào cho phù hợp với quy định và sở thích? ngành nghề kinh doanh của công ty cổ phần đăng ký thế nào? địa chỉ trụ sở chính của công ty cổ phần đặt ở đâu? trên đây là những nội dung các bạn nên tìm hiểu trước khi thành lập công ty cổ phần tại tỉnh Thanh Hóa. Nêu các bạn chưa rõ những nội dung nào hay liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết hơn.


Sau đây là những giải đáp các vấn đề mà trước khi thành lập công ty cổ phần tại tỉnh Thanh Hóa mà các bạn thường quan tâm:


1. Công ty cổ phần là gì?:

Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:

a) Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;

b) Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;

c) Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;

d) Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 của Luật Doanh nghiệp 2020.

Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần, trái phiếu và các loại chứng khoán khác của công ty.

2. Ưu và nhược điểm công ty cổ phần với công ty tnhh?

Công ty cổ phần được phát hành cổ phần, cổ phiếu nên việc huy động vốn dễ dàng, trong khi đó công ty tnhh không được phát hành cổ phần, cổ phiếu;

Công ty cổ phần có cơ cấu tổ chức linh hoạt, các cổ đông sở hữu vốn của công ty cổ phần đều có thể tham gia điều hành, hoạt động của công ty;

Công ty cổ phần minh bạch về hoạt động, nhất là các công ty cổ phần đại chúng, do phải công bố thông tin tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh thương xuyên cho cổ đông và trên phương tiện thông tin được biết;

Việc chuyển nhượng vốn của cổ đông công ty cổ phần cũng dễ dàng, do đó bất kể thành phần nào cũng có thể sở hữu vốn của công ty cổ phần;

Do công ty cổ phần có nhiều cổ đông, các cổ đông không phải họ hàng, bạn bè nên việc điều hành quản lý là rất khó khăn, đôi khi cổ đông trong công ty phân hóa thành các nhóm cổ đông đối kháng nhau về mặt lợi ích của công ty.

3. Quyền và nghĩa vụ của Giám đốc và Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật trông công ty cổ phần:

Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có quyền và nghĩa vụ sau đây:

a) Quyết định các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hằng ngày của công ty mà không thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị;

b) Tổ chức thực hiện các nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị;

c) Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty;

d) Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ của công ty;

đ) Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị;

e) Quyết định tiền lương và lợi ích khác đối với người lao động trong công ty, kể cả người quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;

g) Tuyển dụng lao động;

h) Kiến nghị phương án trả cổ tức hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh;

i) Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật, Điều lệ công ty và nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị.

Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty theo đúng quy định của pháp luật, Điều lệ công ty, hợp đồng lao động ký với công ty và nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị. Trường hợp điều hành trái với quy định tại khoản này mà gây thiệt hại cho công ty thì Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và phải bồi thường thiệt hại cho công ty.

Đối với công ty đại chúng, doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 88 của Luật Doanh nghiệp 2020 và công ty con của doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 88 của Luật Doanh nghiệp 2020 thi Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện sau đây:

a) Không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật Doanh nghiệp 2020;

b) Không được là người có quan hệ gia đình của người quản lý doanh nghiệp, Kiểm soát viên của công ty và công ty mẹ; người đại diện phần vốn nhà nước, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp tại công ty và công ty mẹ;

c) Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản trị kinh doanh của công ty.

4. Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần:

Trừ trường hợp pháp luật về chứng khoán có quy định khác, công ty cổ phần có quyền lựa chọn tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình sau đây:

a) Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp công ty cổ phần có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát;

b) Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp này ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập và có Ủy ban kiểm toán trực thuộc Hội đồng quản trị. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban kiểm toán quy định tại Điều lệ công ty hoặc quy chế hoạt động của Ủy ban kiểm toán do Hội đồng quản trị ban hành.

Trường hợp công ty chỉ có một người đại diện theo pháp luật thì Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty. Trường hợp Điều lệ chưa có quy định thì Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật của công ty. Trường hợp công ty có hơn một người đại diện theo pháp luật thì Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc đương nhiên là người đại diện theo pháp luật của công ty.

5. Tỉ lệ góp vốn của các cổ đông sáng lập khi thành lập công ty cổ phần:

Các cổ đông sáng lập tự thỏa thuận về mức sở hữu cổ phần trong công ty.

6. Vốn điều lệ của công ty cổ phần:

Vốn điều lệ công ty cổ phần là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần. Vốn điều lệ có thể mua bằng đồng việt nam và các tài sản khác.

Trừ một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện thì khi thành lập doanh nghiệp phải đăng ký mức vốn điều lệ nhật định. Phấn lớn vốn điều lệ để theo năng lực và quy mô của các cổ đông khi thành lập công ty cổ phần, vốn điều lệ còn phụ thuộc vào mức đóng lệ phí môn bài hàng năm: Vốn điều lệ từ 10 tỷ trở xuống, 1 năm đóng 2 triệu lệ phí môn bài; Vốn điều lệ trên 10 tỷ, 1 năm đóng 3 triệu lệ phí môn bài.

7. Các nội dung khác như: Đặt tên công ty cổ phần; Địa chỉ trụ sở đặt công ty cổ phần; ngành, nghề kinh doanh công ty cổ phần.....

Hiện nay tại Thanh Hóa nói riêng và cả nước nói chung khi thành lập công ty phấn lớn mọi người đều mong muốn thành lập công ty cổ phần, nhất là công ty có nhiều người tham gia góp vốn hoặc các công ty kinh doanh ngành, nghề về xây dựng.

Trên đây là những nội dung cơ bản các cổ đông cần biết khi thành lập công ty cổ phần tại tỉnh Thanh Hóa.

8. Thủ tục thành lập công ty cổ phần tại tỉnh Thanh Hóa như sau: 

a, Nộp hồ sơ Thành lập công ty tại Sơe Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hóa;

b, Khắc dấu công ty tại đơn vị có chức năng khắc dấu.

9. Hồ sơ thành lập công ty cổ phần tại Thanh Hóa bao gồm:

a, Giấy đề nghị thành lập công ty cổ phần;

b, Điều lệ công ty cổ phần;

c, Danh sách cổ đông sáng lập;

d, Bản sao chứng thực CCCD, CMND, Hộ chiếu cảu các cổ đông tham gia thành lập công ty;

e, Các giấy văn bản khác khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

10. Dịch vụ thành lập công ty cổ phần tại tỉnh Thanh Hóa gồm:

a, Soạn hồ sơ thành lập công ty cổ phần;

b, Đại diện khách hàng liên hệ với cơ quan có thẩm quyền thành lập công ty cổ phần tại tỉnh Thanh Hóa;

c, Đại diện khách hàng nộp hồ sơ, sửa đổi, bổ sung hồ sơ thành lập công ty cổ phần tại tỉnh Thanh Hóa;

d, Đại diện khách hàng nhận đăng ký Doanh nghiệp tại Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hóa;

đ, Đại diện khách hàng khắc dấu tròn công ty;

e, Đại diện khách hàng các dịch vụ khác như kê khai thuế, mở tài khoản ngân hàng....

Trên đây là nội dung quý khách khi thành lập công ty cổ phần tại tỉnh Thanh Hóa cần lưu ý, Qúy khách có thắc mặc, dịch vụ thành lập công ty cổ phần đưng ngần ngại hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn, trợ giúp một cách tốt nhất.

Cảm ơn quý khách đã quan tâm.

Xem thêm: Thành lập công ty tại Thanh HóaThành lập công ty tnhh tại Thanh HóaThành lập công ty cổ phần tại Thanh HóaThành lập công ty tnhh 1 thành viên tại Thanh Hóathành lập công ty TNHH 2 thành viên tại Thanh Hóa.

Căn cứ pháp lý:

Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg Hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam

MỌI THẮC MẮC QUÝ KHÁCH LIÊN HỆ

Địa chỉ tại Hà Nội:

P2911-G3,Vinhomes Green Bay, Nam Từ Liêm, HN;

ĐT: 0979 981 981

Website: thanhlapcongty.net.vn

Địa chỉ tại Thanh Hóa:

Số 11/44 Phan Bội Châu 2, Tân Sơn, TP.Thanh Hóa;

ĐT: 0979 981 981

Website: thanhlapdoanhnghiep.pro.vn 

Địa chỉ tại TPHCM:

Số 802, đường Lý Chính Thắng, Quận 3, TPHCM;

ĐT: 0983 138 381

Website: thanhlapdoanhnghiep.pro.vn 

Địa chỉ tại Hưng Yên:

Số 68, Chùa Chuông, Hiến Nam, Hưng Yên;

ĐT: 0983 138 381

Website: thanhlapdoanhnghiep.pro.vn


Bài viết khác

Hỗ trợ luật doanh nghiệp
Tư vấn doanh nghiệp
Hottline:
0979 981 981
Email:
Tư vấn Đầu tư
Hottline:
0983 138 381
Email:
Hỏi đáp pháp luật