Về cơ bản Luật doanh nghiệp 2014 có hiệu lực ngày 01 tháng 07 năm 2015 có rất nhiều điểm mới, cởi trói rất nhiều vướng mắc của Luật doanh nghiệp 2005. Trên tinh thần của Luật doanh nghiệp 2014 như Bộ trưởng Bùi Quang Vinh nói: Chuyển từ cơ chế ĐKKD " tiền kiểm " sang cơ chế " hậu kiểm " có nghĩa là tạo mọi điều kiện cho doanh nghiệp thành lập công ty với thủ tục đơn giản nhất và thời gian thành lập công ty được rút ngắn lại so với trước. Sau đây là một vài điểm mới nổi bật của Luật doanh nghiệp 2014 so với Luật doanh nghiệp 2005;
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Những điểm mới của Luật doanh nghiệp 2014 có hiệu lực ngày 01 tháng 07 năm 2015
1. Về nội dung giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:
-Trước kia giấy chứng nhận ĐKKD có 9 nội dung ( 1.Tên công ty; 2. trụ sở chính;3. ngành nghề kinh doanh; 4. vốn điều lệ; 5. vốn pháp định; 6. thông tin thành viên góp vốn; 7. thông tin người đại diện trước pháp luật; 8. Thông tin chi nhánh công ty; 9. Thông tin địa điểm ĐKKD), nay theo Luật doanh nghiệp 2014 nội dung trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp còn lại 4 nội dung (1. Tên công ty; 2. địa chỉ trụ sở chính; 3. vốn điều lệ công ty; 4. thông tin người đại diện trước pháp luật);
-Mục địch của việc rút gọn nội dung trên giấy chứng nhận đkkd: Để hạn chế việc thay đổi giấy chứng nhận đkkd nhiều lần, mất thời gian cho doanh nghiệp;
2. Ngành nghề kinh doanh:
- Theo Luật doanh nghiệp 2014 trên giấy phép đkkd bỏ không ghi ngành nghề kinh doanh (Không có nghĩa là công ty không phải đăng ký ngành nghề kinh doanh), mà doanh nghiệp khi thành lập mới vẫn phải ghi ngành nghề kinh doanh trong hồ sơ đăng ký kinh doanh ban đầu;
- Như trước đây theo Luật doanh nghiệp 2005, ghi ngành nghề kinh doanh trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh rất bất tiện: VD có công ty đăng ký hàng trăm ngành nghề, dẫn đến giấy phép ĐKKD rất nhiều tờ không thuân tiền và cái quan trong hơn là ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp luôn biến động theo tưng thời điểm của thị trường, nên việc công ty thay đổi bổ sung ngành nghề thường xuyên, để tránh việc thay đổi giấy chứng nhận đkkd nhiều lần, khi thay đổi ngành nghề kinh doanh, nên quy định của Luật doanh nghiệp 2014 bỏ ghi phần ngành nghề trên giấy chứng nhận đkkd để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp khi muốn chớp cơ hội để kinh doanh ngành nghề mới phát sinh mà không có ngành nghề trong hồ sơ đăng ký kinh doanh ban đầu.
3. Về con dấu pháp nhân (dấu tròn) của công ty:
- Theo Luật doanh nghiệp 2014 thì doanh nghiệp tự chủ về con dấu: Như nội dung, hình thức và số lượng con dấu;
- Có nghĩa là:
+ Doanh nghiệp có thể làm nhiều hơn 1 con dấu (Theo luật doanh nghiệp 2005 thì doanh nghiệp chỉ có 1 con dấu);
+ Hình thức của con dấu có thể hình tròn, vuông, hình tam giác, hình ô van......(VD: Công ty kinh doanh ô tô thì có thể khắc dấu hình ô tô) bất cứ hình nào mà doanh nghiệp muốn, miễn là không trái với văn hóa, thuần phong mỹ tục.
+ Màu của con dấu có thể là màu xanh, màu đỏ, màu đen.........(Luật DN 2005 màu của con dấu chỉ là màu đỏ);
+ Sau khi khắc dấu thì doanh nghiệp làm thông báo gửi Sở kế hoạch và đầu tư đăng bố cáo mẫu dấu trên công thông tin điện tử quốc gia; (Luật DN 2005 quy định con dấu do công an quản lý);
- Mục đích của việc cho doanh nghiệp tự chủ về con dấu: Theo suy nghĩ chủ quan thì việc cho tự chủ con dấu của doanh nghiệp để hướng đến việc có thể trong tương lai doanh nghiệp không cần sử dụng con dấu; tránh trường hợp các doanh nghiệp quá phụ thuộc vào con dấu: VD trong thực tế: Hội đồng quaản trị đã thông qua nghị quyết cuộc họp, nhưng trong trường hợp không có con dấu đóng thì cũng không có hiệu lực dẫn đến bế tác trong việc hoạt động kinh doanh của công ty;
4. Người đại diện trước pháp luật;
- Luật doanh nghiệp 2014 cho phép Công ty tnhh và công ty cổ phần có nhiều hơn 1 người đại diện trước pháp luật;(Luật doanh nghiệp 2005 chỉ có 1 người đại diện trước pháp luật);
- Mục đích là để cho doanh nghiệp có thể chủ đông và cơ động hơn trong việc ký kết hợp đồng;
5. Điều kiên tiến hành cuộc họp công ty TNHH 2 thành viên trở lên và công ty cổ phần;
- Luật Doanh nghiệp 2014:
+ Đối với cty tnhh 2 thành viên trở lên: Cuộc họp Hội đồng thành viên được tiến hành khi có số thành viên dự họp sở hữu ít nhất 65% vốn điều lệ; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.(Luật DN 2005 quy định Cuộc họp Hội đồng thành viên được tiến hành khi có số thành viên dự họp đại diện ít nhất 75% vốn điều lệ; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.) như vậy so với Luật 2005 thì luật DN 2014 đã giảm tỉ lệ để tiến hành cuộc họp công ty tnhh 2 thành viên xuống);
+ Đối với công ty cổ phần: Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện ít nhất 51% tổng số phiếu biểu quyết; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.(Luật DN 2005 quy định Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện ít nhất 65% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.) như vậy so với Luật 2005 thì luật DN 2014 đã giảm tỉ lệ để tiến hành cuộc họp của công ty cổ phần xuống;
6. Danh nghiệp nhà nước;
- Doanh nghiệp nhà nước phải là doanh nghiệp sở hữu 100% vốn điều lệ (Trước đây quy định DNNN sở hữu trên 51% vốn điều lệ);
Và có rất nhiều thay đổi khác. Trên đây là một số nội dung thay đổi mang tính cách mạng của Luật doanh nghiệp 2014, hy vọng với những thay đổi này sẽ là động lực để thúc đẩy khối doanh nghiệp tư nhân phát triển đột phá, đưa đất nước phát triển.
Mọi thắc mặc về Luật doanh nghiệp 2014 quý khách có thể gọi điện để được tư vấn.
|
|