1.Loại hình công ty: Có các loại hình công ty như: công ty tnhh 1 thành viên, công ty tnhh 2 thành viên trở lên, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, doanh nhgiệp tư nhận.
* Tùy theo quy mô cũng như nhu cầu của quý doanh nghiệp nên chọn cho mình một loại hình công ty phù hợp. Mỗi loại hình có những ưu và nhược điểm khác nhau.
VD: Loại hình công ty Cổ phần: Ưu điểm có thể huy động được nguồn vốn lớn từ xã hội dễ dàng, có thể phát triển quy mô lớn trong tương lại.
Loại hình công ty tnhh: Ưu điểm quan lý dễ hơn do quy mô không lớn.......Xem chi tiết ưu và nhượng điểm của các loại hình công ty
tại đây.
2. Vốn Điều lệ của công ty: Vốn Điều lệ của công ty là vốn góp và cam kết góp của các ca nhân khi thành lập công ty.
* Tùy theo quy mô đầu tư của công ty mà nên chọn một mức vốn điều lệ cho phù hợp, không nên đề vốn điều lệ thấp quá so với dự án đầu tư, cũng như để vốn điều lệ cao quá so với dự án nhỏ.
* Mức vốn Điều lệ đóng thuế môn bài hàng năm:
Bậc thuế
|
Số vốn đăng ký, vốn Điều lệ (đồng)
|
Mức thuế môn bài cả năm (đồng)
|
1
|
Trên 10 tỷ
|
3.000.000
|
2
|
Từ 5 tỷ đến 10 tỷ
|
2.000.000
|
3
|
Từ 2 tỷ đến dưới 5 tỷ
|
1.500.000
|
4
|
Dưới 2 tỷ
|
1.000.000
|
3. Ngành nghề kinh doanh: Doanh nghiệp tham khảo hệ thống ngành nghề Việt Nam
tại đây.
* Doanh nghiệp nên chọn 10-15 ngành nghề trọng tâm mà công ty kinh doanh và phát triển dự kiến trong tương lai, không nên để nhiều ngành nghề quá, khi đối tác nhìn vào giấy phép kinh doanh không năm được công ty kinh doanh trọng tâm ngành nghề gì. Kinh doanh càng trọng tâm càng tốt.
4. Đặt tên công ty: Tên công ty đặt bao hàm ngành nghề kinh doanh chính hoặc đặt càng ngắn gọn càng tốt.
* Tên công ty: Loại hình công ty + Tên riêng của công ty
VD: Công ty TNHH Thanh Hóa, Công ty Cổ phần Thanh Hóa….
5. Người góp vốn và làm đại diện trước pháp luật của công ty:
Người tham gia góp vốn và làm đại diện trước pháp luật của công ty không thuộc diện sau:
Xem tại đây
6. Nơi đặt trụ sở chính của công ty:
* Trụ sở chính của công ty: Có thể thuê lại, mượn hoặc của chủ sở hữu tham gia góp vốn, trụ sở chính phải có địa chỉ rõ ràng như: Số nhà, thôn, xóm..….phố, đường, xã..….quận, huyện..….tỉnh, thành phố…...
Các bạn có thể gọi điện trực tiếp để được tư vấn những vấn đề rõ hơn.