a) Hợp tác xã vi phạm một trong các trường hợp quy định tại điểm a, b và c khoản 2 Điều 42 Luật Hợp tác xã năm 2003;
b) Nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký kinh doanh của hợp tác xã là giả mạo, không chính xác hoặc lợi dụng danh nghĩa hợp tác xã để hoạt động trái pháp luật, cơ quan đăng ký kinh doanh đã có văn bản thông báo cho người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã, nhưng sau thời hạn ba tháng, kể từ ngày nhận được thông báo, hợp tác xã không tổ chức Đại hội xã viên để xử lý vi phạm; người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã không gửi biên bản hoặc nghị quyết của Đại hội xã viên, quyết định của Ban Quản trị đến cơ quan đăng ký kinh doanh;
c) Hợp tác xã kinh doanh ngành, nghề bị cấm, cơ quan đăng ký kinh doanh đã có văn bản yêu cầu hợp tác xã chấm dứt ngay việc kinh doanh ngành, nghề đó, nhưng sau khi nhận được thông báo, hợp tác xã vẫn tiếp tục kinh doanh ngành, nghề bị cấm;
d) Hợp tác xã kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện mà không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. Cơ quan đăng ký kinh doanh đã có văn bản yêu cầu hợp tác xã ngừng ngay việc kinh doanh ngành, nghề đó nhưng sau khi nhận được thông báo, hợp tác xã vẫn tiếp tục kinh doanh ngành, nghề đó;
đ) Hợp tác xã không đăng ký mã số thuế trong thời hạn 01 năm, kể từ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
e) Hợp tác xã chuyển trụ sở chính sang địa phương khác với nơi đăng ký trong thời hạn một năm mà không thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh.
Sau khi ủy ban nhân dân có quyết định giải thể bắt buộc đối với hợp tác xã, cơ quan đăng ký kinh doanh thực hiện thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và xóa tên hợp tác xã trong sổ đăng ký kinh doanh; hợp tác xã phải nộp ngay con dấu cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Đối với trường hợp hợp tác xã giải thể tự nguyện thì việc thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh được tiến hành như sau:
a) Hợp tác xã gửi đơn xin giải thể và nghị quyết Đại hội xã viên về việc giải thể hợp tác xã đến cơ quan đăng ký kinh doanh đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho hợp tác xã;
b) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hết hạn thanh toán nợ và thanh lý hợp đồng mà hợp tác xã đã công bố, cơ quan đăng ký kinh doanh nhận đơn phải ra thông báo chấp thuận hoặc không chấp thuận việc xin giải thể của hợp tác xã.
Sau khi thông báo chấp thuận việc xin giải thể của hợp tác xã, cơ quan đăng ký kinh doanh thực hiện thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và xóa tên hợp tác xã trong sổ đăng ký kinh doanh; hợp tác xã phải nộp ngay con dấu cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Khi hợp tác xã có quyết định giải thể bắt buộc hoặc được chấp thuận giải thể tự nguyện, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đã bị thu hồi thì việc thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của hợp tác xã mặc nhiên có hiệu lực đối với chi nhánh, văn phòng đại diện và doanh nghiệp trực thuộc hợp tác xã (nếu có); người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã, tất cả xã viên hợp tác xã liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán (nếu có), gồm cả nợ thuế và nghĩa vụ tài chính chưa thực hiện của hợp tác xã đã được giải thể.
Căn cứ pháp lý thành lập Hợp tác xã:
Luật hợp tác xã năm 2012;
Nghị định 193/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Luật Hợp tác xã;
Thông tư 03/2014/TT-BKHĐT Hướng dẫn đăng ký hợp tác xã;