Cập nhật lúc: 11/5/2013 5:21:55 PM

Bất động sản lại ... “ngợp thở”

Nhiều quy định mới về tín dụng cho bất động sản và mua nhà... khiến thị trường bất động sản có nguy cơ lại “đóng băng”
Thông tin Tài chính - Bất động sản, Thị trường chứng khoán, Giá vàng cập nhật liên tục và nhanh nhất 

Chưa bao giờ thị trường nhà đất lại có nhiều chính sách tác động đan xen theo chiều hướng xấu như hiện nay. Theo thống kê sơ bộ, có ít nhất 3 chính sách liên quan đến tài chính, thuế sử dụng đất và hoạt động kinh doanh đang làm cho các ngân hàng, chủ đầu tư và khách hàng dè dặt mở hầu bao để đầu tư vào thị trường này.

Lại khóa “van” tín dụng

Nếu đầu năm 2008, nhiều người từng chứng kiến thị trường nhà đất bắt đầu đi xuống và “đóng băng” do chính sách tín dụng thì nay, thị trường này có thể sẽ lại tiếp tục phải chịu cảnh “cám treo, heo nhịn đói”.

Nguyên nhân chính là các ngân hàng buộc phải thực hiện theo những chính sách liên quan đến Thông tư số 13/2010/TT-NHNN do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành (ngày 20-5-2010) quy định về các tỉ lệ bảo đảm an toàn hoạt động các tổ chức tín dụng, sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1-10.

Quy định này nhằm phòng ngừa nguy cơ bong bóng bất động sản (BĐS), theo đó sẽ tăng hệ số rủi ro từ 100% lên 250% đối với các khoản vay kinh doanh BĐS, đồng thời tăng hệ số an toàn vốn của các ngân hàng lên 9%.

Như vậy, việc vay vốn mua nhà đất sẽ khó khăn hơn vì các ngân hàng sẽ phải thu hẹp tín dụng trong lĩnh vực này để bảo đảm an toàn vốn. Nguồn cung tín dụng cũng sẽ bị thu hẹp, trong khi đó mua bán BĐS lâu nay chủ yếu sử dụng khá nhiều từ vốn vay ngân hàng. Những động thái trên sẽ tác động xấu đến thị trường và nguy cơ “đóng băng” BĐS là điều khó tránh khỏi.

Theo đánh giá của các chuyên gia địa ốc, khi Thông tư 13 có hiệu lực thi hành sẽ có tác động đến dòng tiền đổ vào BĐS. Các ngân hàng sẽ phải thu hẹp lại những khoản vay cho cả chủ đầu tư đang kinh doanh dự án và cả những khách hàng đã và sẽ tham gia thị trường mua căn hộ trả góp.

Về dài hạn, việc tăng hệ số rủi ro đối với lĩnh vực BĐS có thể sẽ giúp hệ thống ngân hàng bảo đảm được mức độ an toàn vốn và ổn định vững chắc trước những biến động xấu của nền kinh tế vĩ mô, song về ngắn hạn, thị trường chắc chắn sẽ chứng kiến một số công ty kinh doanh nhà đất trong nước phá sản và buộc phải bán lại dự án. Khách hàng có nhu cầu mua nhà để ở cũng sẽ gặp không ít khó khăn vì thiếu sự hỗ trợ tài chính cần thiết cho khoản vay còn lại...

Doanh nghiệp kêu khó

Thanh lọc thị trường
Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam, Nghị định 71 sẽ thanh lọc thị trường, những quy định chặt chẽ sẽ loại khỏi cuộc chơi những doanh nghiệp không có tính chuyên nghiệp cao và năng lực tài chính thấp. Trong ngắn hạn, thị trường có thể chững lại và có nguy cơ “đóng băng” nhưng về lâu dài sẽ giúp thị trường minh bạch hơn, phát triển bền vững, ổn định hơn...

Khi doanh nghiệp kinh doanh nhà đất vẫn chưa hết choáng váng với Nghị định 69/CP (ban hành ngày 13-8-2009) về việc thu tiền sử dụng đất theo giá thị trường đối với các doanh nghiệp khi thực hiện các dự án nhà ở thì mới đây, dự thảo thông tư hướng dẫn Nghị định 71 về quy định chi tiết và hướng dẫn Luật Nhà ở đang được Bộ Xây dựng lấy ý kiến lại tiếp tục gây bất lợi đối với thị trường và bị phản ứng. Theo nhiều doanh nghiệp và nhà đầu tư, nếu một số quy định trong thông tư này đưa vào áp dụng thì thị trường BĐS có nguy cơ “đóng băng”.

Cụ thể hơn, theo dự thảo quy định, kể từ ngày 8-8, trong phạm vi một tỉnh, TP trực thuộc Trung ương, mỗi hộ gia đình hoặc cá nhân khi tham gia góp vốn hoặc hợp tác đầu tư với chủ đầu tư chỉ được phân chia một căn nhà ở (nhà biệt thự, nhà riêng lẻ, căn hộ chung cư).

Câu hỏi đặt ra: Vì sao mỗi người chỉ được phép mua một căn nhà mà không phải nhiều hơn, tùy thuộc vào điều kiện tài chính? Ngoài ra, dự thảo còn quy định, khi góp vốn, bên được phân chia nhà ở không được chuyển nhượng quyền sử dụng cho tổ chức, cá nhân khác. Nếu người được phân chia qua đời thì người thừa kế mới tiếp tục được hưởng.

Nhận định về điều khoản này, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TPHCM, cho rằng: “Mỗi hộ gia đình hoặc cá nhân khi tham gia góp vốn vào dự án chỉ được chia một nhà ở là bất hợp lý, đi ngược với thông lệ quốc tế và ở góc độ nào đó đang làm khó thị trường BĐS”.

Một vấn đề khác cũng đang gây tranh cãi là theo điều 19 của dự thảo, hộ gia đình, cá nhân, tổ chức không có chức năng kinh doanh BĐS khi chuyển nhượng hợp đồng góp vốn phải có chứng nhận của cơ quan công chứng. Theo các doanh nghiệp, nếu phải thêm phần công chứng sẽ khiến giao dịch thêm rối và mất thời gian, bởi vì trước nay, việc mua bán được thực hiện rất nhanh gọn...

Hiệp hội BĐS TPHCM vừa có văn bản gửi các doanh nghiệp và các cơ quan liên quan để tập hợp ý kiến nhằm phản ánh những bất cập trong dự thảo để gửi cho Bộ Xây dựng trước khi thông tư được ban hành. Theo nhận định của các chuyên gia địa ốc, dưới tác động của Nghị định 69, Nghị định 71 và Thông tư 13, thị trường BĐS có nguy cơ lại “đóng băng”.
(Theo NLĐ) 
Xem thêm: Thành lập công ty bất động sảnthành lập công ty cổ phần bất động sảnthành lập công ty tnhh bất động sản, dịch vụ môi giới, sàn bất động sản, dịch vụ định giá.

Các bài viết khác

Hỗ trợ luật doanh nghiệp
Tư vấn doanh nghiệp
Hottline:
0979 981 981
Email:
Tư vấn Đầu tư
Hottline:
0983 138 381
Email:
Hỏi đáp pháp luật