Cập nhật lúc: 11/3/2013 9:17:15 AM

Ngân sách luôn trong tình trạng "giật gấu vá vai"

Sáng 2/11, Quốc hội đánh giá kết quả và kế hoạch thu ngân sách Nhà nước. Năm 2013 là năm đầu tiên thu ngân sách không đạt dự toán Quốc hội đề ra khi ước đạt 790.800 tỷ đồng, trừ các khoản ghi thu ngân sách Nhà nước (NSNN) ngoài dự toán thì tổng thu cân đối NSNN hụt 63.630 tỷ đồng. 

Bổ sung nguyên nhân hụt thu so với báo cáo trước đây, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng thừa nhận đánh giá của các đại biểu Quốc hội về cơ chế thu nợ đọng thuế vào ngân sách chưa chặt chẽ khiến một số đối tượng lợi dụng chiếm dụng vốn Nhà nước.

Ông Đinh Tiến Dũng cũng nêu lên trước Quốc hội các giải pháp chống thất thu ngân sách từ nợ đọng thuế cơ bản, gian lận trong hoàn thuế VAT, chuyển giá… theo các chính sách mà Chính phủ, từng địa phương đã ban hành.

Đại biểu Cao Sỹ Kiêm (Thái Bình) cho rằng năm 2013 cũng có những hiện tượng bất thường khi GDP tăng 5,4%, ngân sách lại thiếu hụt lớn nhất từ trước đến nay. Nợ thuế cao và khó thu tăng đột biến. Thực trạng ấy, một trong những nguyên nhân làm cho ngân sách thiếu hụt về thu là vấn đề quản lý điều hành, thể hiện trên các lĩnh vực về khả năng thu, kiểm soát chi, thanh toán nợ đọng và phân bổ sử dụng trái phiếu những năm vừa qua.

"Để đảm bảo mục tiêu ổn định và phục hồi kinh tế tới năm 2015, việc Chính phủ đề nghị nâng bội chi năm 2014 lên 5,3% và phát hành thêm 170.000 tỷ trái phiếu Chính phủ cho 3 năm 2014 - 2016, tuy rằng rất cao (tức là 4 năm sắp tới, mỗi năm phải huy động 400.000 tỷ) nhưng cũng không có cách nào khác mà phải chấp nhận", ông Kiêm nhận định và cho rằng, chấp nhận con số này, chúng ta sẽ làm khó, rất khó trong việc thực hiện lộ trình giảm bội chi ngân sách những năm sau. Và dứt khoát nó sẽ làm tăng nợ công và đưa gánh nặng nợ cho con cháu chúng ta trong tương lai.

Theo ông Cao Sỹ Kiêm, Chính phủ cần làm rõ một số vấn đề: Thứ nhất, về địa chỉ có thể tăng thu thêm được như đất đai, dầu khí, khoáng sản, trốn thuế, lậu thuế, những quỹ liên quan đến ngân sách nằm ngoài quản lý, kiểm soát. Thứ hai, địa chỉ có thể giảm thu được là mua sắm, khởi công, khánh thành, kỷ niệm. Ngoài ra, đặc biệt biên chế bộ máy ngày càng "phình" ra không quản lý, kiểm soát một cách có hiệu quả.

Thứ ba, khi phát hành trái phiếu, cần phải chú ý đến tổng nguồn vốn của đất nước. "Có ngần đấy vốn trong dân thôi, khả năng chúng ta huy động bằng chừng đó thôi. Nếu không cẩn thận sẽ làm khó cho chính sách tài khóa, tiền tệ vì phần lớn vốn trái phiếu này do các ngân hàng thương mại mua. Trong khi những ngân hàng này lại đang đứng trước việc phải cần rất nhiều vốn cho sản xuất kinh doanh, cho phục hồi doanh nghiệp. Đòi hỏi trong chỉ đạo điều hành chính sách tài khóa, tiền tệ phải nhịp nhàng để chúng ta tháo gỡ một cách có hiệu quả, nhưng đồng thời nhìn trước mắt cũng phải nhìn lâu dài, không thể nhìn 1 chỗ mà phải nhìn nhiều chỗ", đại biểu Cao Sỹ Kiêm cho biết

Đại biểu Trần Du Lịch nhận xét: “Xét tổng thể vào thời điểm này chưa bao giờ kinh tế Việt Nam có vị trí lớn như hiện nay nhưng ngân sách luôn vào hoàn cảnh “giật gấu vá vai”. Nguyên nhân cũng là bởi nỗ lực của chúng ta tập trung đầu tư hạ tầng đô thị, xã hội và giảm phân hóa giàu-nghèo giữa các vùng và đây là những “nguyên nhân tích cực”.

Tuy nhiên, ông Lịch cũng chỉ ra những tồn tại trong cách chi tiêu ngân sách và đòi thay đổi mạnh mẽ hơn ở cơ chế phân bổ NSNN, nếu không thì khó phân bổ hiệu quả. Ngoài ra, “không nên “vung tay quá trán” khi xây dựng trụ sở cơ quan, mua sắm trang thiết bị, ô tô. “Phải coi đây là chi tiêu dùng chứ không phải chi đầu tư thì mới tiết kiệm được”, đại biểu Lịch nói.

Những hạn chế trên cần sớm được khắc phục để giảm bớt gánh nặng cho ngân sách cũng như thâm hụt ngân sách, dành nguồn tiền để đầu tư, phát triển và trả các khoản nợ đã đến hạn.
Theo Anh Đào (VnMedia.vn) 
Xem thêm: vốn đầu tư, vốn ngân sách, vốn lưu động, vốn cố định, tài sản vô hình, tài sản hữu hình, vay, nợ, lãi suất, lợi nhuân

Các bài viết khác

Hỗ trợ luật doanh nghiệp
Tư vấn doanh nghiệp
Hottline:
0979 981 981
Email:
Tư vấn Đầu tư
Hottline:
0983 138 381
Email:
Hỏi đáp pháp luật