Theo trình tự vụ việc, từ tháng 5/2010 – 11/2011, Ngân hàng ACB đã ủy thác cho nhân viên gửi tổng cộng hơn 37.000 tỷ đồng với lãi suất từ 11,2% – 27%/năm.
Trong vụ án bầu Kiên, theo cáo trạng lần 2, ngoài 9 bị can bị truy tố, cơ quan cảnh sát điều tra đề nghị xử lý hành chính 3 cán bộ của ACB gồm của Nguyễn Văn Hòa, kế toán trưởng; Đỗ Minh Toàn, Tổng Giám và Nguyễn Ngọc Chung, quyền Tổng Giám đốc Công ty ACBS.
Còn 22 ngân hàng nhận gửi tiền vượt trần của ACB, cơ quan điều tra tách vụ án hình sự đối với hành vi nhận gửi tiền vượt trần để tiếp tục điều tra xử lý theo quy định của pháp luật.Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên) và các nhân vật đứng đầu Ngân hàng ACB đã ra chủ trương dùng tiền của ACB ủy thác cho nhân viên ACB và một số công ty gửi vào các tổ chức tín dụng, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã chỉ mặt đặt tên hàng loạt ngân hàng lớn có liên đới.
Trước đó, con số ngân hàng dính án bầu Kiên vì nhận tiền gửi lãi suất vượt trần của ACB được thông tin trên báo chí là có tới 26 ngân hàng liên đới vụ án này.
Trong đó có hàng loạt tên tuổi như Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank), Ngân hàng TMCP Công Thương VN (Vietinbank), Ngân hàng Đầu tư và Phát triển VN (BIDV), Ngân hàng TMCP Đông Á, Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu VN (Eximbank), Ngân hàng TMCP Quân Đội (MBBank), Ngân hàng TMCP Dầu khí Toàn cầu (GPBank), Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), Ngân hàng TMCP Bắc Á….
Theo trình tự vụ việc, từ tháng 5/2010 – 11/2011, Ngân hàng ACB đã ủy thác cho nhân viên gửi tổng cộng hơn 37.000 tỷ đồng với lãi suất từ 11,2% – 27%/năm và 71,2 triệu USD với lãi suất 3%-6% vào 29 ngân hàng thu được tổng số tiền lãi 1.586,7 tỷ đồng và 1,2 triệu USD.
Việc Ngân hàng ACB gửi tiền vượt trần lãi suất vi phạm Thông tư 02 tháng 3/2011 của Ngân hàng Nhà nước. Các ngân hàng "đi đêm" lãi suất với nhân viên ACB cũng sẽ bị điều tra, trong vụ án hình sự tách riêng sau vụ xử bầu Kiên tới đây.
Theo P.V
Infonet