Cập nhật lúc: 8/2/2018 10:43:57 AM

Doanh nghiệp ‘chết yểu’ vì chờ ‘cải cách’

Hội thảo “Điểm lại pháp luật kinh doanh sáu tháng đầu năm 2018” do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức ngày 31-7 đọng lại nhiều cung bậc cảm xúc. Bởi ở đó không chỉ có sự khen chê mà còn có cả những “thâm cung bí sử”.



Cán bộ “dỗi” không ăn trưa

Ông Nguyễn Văn Dòng, Chủ tịch Hiệp hội In Việt Nam, đã viết hẳn 11 trang giấy kể về quá trình “kiên trì đấu tranh” với các quy định khắt khe, vô lý của ngành in. Tuy vậy, thời gian dành cho ông không nhiều nên ông chỉ trình bày tóm tắt được những nét chính.

Bởi để có được Nghị định 25/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 60/2014 về hoạt động in, ông cùng các doanh nghiệp (DN) đã phải mất bốn năm ròng rã kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền. Những cuộc hội thảo căng thẳng, dù DN đưa ra những kiến nghị hết sức xác đáng nhưng các cơ quan quản lý vẫn “kiên quyết” giữ quan điểm siết hoạt động in.

Đơn cử như các quy định về máy móc, thiết bị, nhà xưởng, sổ ghi chép. Theo ông Dòng, đó là quyền tự chủ của DN nhưng không hiểu vì sao Nhà nước lại cứ quy định, can thiệp.

“Quy định người đứng đầu cơ sở in phải có bằng cao đẳng về ngành in, hay quy định cơ sở in chỉ được phép liên kết với vài ba cơ sở khác… Ơ hay, cơ sở in muốn liên kết thế nào là quyền của DN chứ sao Nhà nước lại thò tay vào?” - ông Dòng thắc mắc.

Ông Dòng kể có những cuộc góp ý căng thẳng đến mức cán bộ cơ quan nhà nước “dỗi” không ăn trưa với DN. “Quá trình đấu tranh rất gian nan. Nhiều quy định có nhưng DN không dám làm, vì làm thì mất khách hàng. Như kiểu phải có giấy CMND, ghi vào sổ. Ai đời khách hàng đến lại bảo đưa CMND để vào sổ…” - ông Dòng nói.

Tiếp mạch câu chuyện, ông Trần Quang Trung, Chủ tịch Hiệp hội Sữa Việt Nam, kể về “thâm cung bí sử” trong việc sửa đổi các quy định về an toàn thực phẩm. Ông Trung (cựu cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế) cho hay: Nghị định 15/2018 là kết quả của sự thay đổi tư duy khi cắt giảm tới 90% thủ tục hành chính, kiểm tra chuyên ngành trong lĩnh vực thực phẩm.

“Quản lý rủi ro là xu hướng thế giới mà mình cứ đi quản lý tất. Từ hạt muối đưa vào sản phẩm cũng kiểm tra, nhà máy, dụng cụ, bát đũa, nồi niêu xoong chảo… cũng kiểm tra. Không ai quản lý như vậy cả!” - ông Trung nhận xét.

Từ câu chuyện này, ông Trung đề nghị phải rút kinh nghiệm, ngăn không để các bộ, ngành ra các thông tư. “Tôi làm cục trưởng tôi biết. Cải cách thì cải cách nhưng đừng để các bộ cấp phép nữa. Với Nghị định 15/2018, bài học quan trọng nhất là phân cấp cho các địa phương thay vì như trước đây cái gì cũng ra bộ” - ông Trung nói.

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nêu thực tế buồn: “Nhiều DN cảm ơn các bộ, ngành về việc cắt giảm một số thủ tục hành chính... nhưng chưa ai lên tiếng chia buồn sâu sắc với các DN đã ra đi vì các bộ, ngành không kịp cải cách. Có khi trong thời gian vài ba năm chờ đợi cải cách một quy định nào đó đã có thể giết chết vài ngàn DN rồi”.

Dẫn số liệu thực tế sáu tháng đầu năm nay có trên 64.000 DN đăng ký mới thì cũng có trên 52.000 DN ngưng hoạt động, tăng 34,7% so với cùng kỳ, bà Lan nhận định: Các vấn đề chính sách kinh tế có thể giết chết DN trong nước. Môi trường kinh doanh phải chịu ít nhất 50% cho việc các DN rời khỏi thị trường. Chúng ta nên có lời điếu cho các DN phải rút ra khỏi thị trường.

“Các cơ quan nhà nước hiện nay vẫn đang nhầm lẫn kinh khủng khi can thiệp vào công việc kinh doanh của DN, quản lý tùm lum… mà lẽ ra Nhà nước chỉ can thiệp khi có tranh chấp” - bà Lan nói.

Đồng quan điểm, ông Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, phát biểu: “Tôi nói có thể hơi quá nhưng năng lực làm chính sách một số bộ hạn chế, thiếu kiến thức về kinh tế thị trường trong khi có thừa kỹ năng “copy” các văn bản. Bởi vậy, tôi nghĩ giải pháp hiện nay không phải là tinh giản biên chế mà là thay thế các biên chế không có năng lực. Bởi đầu tư cho chính sách chính là đầu tư phát triển”.Tiếp mạch câu chuyện, ông Trần Quang Trung, Chủ tịch Hiệp hội Sữa Việt Nam, kể về “thâm cung bí sử” trong việc sửa đổi các quy định về an toàn thực phẩm. Ông Trung (cựu cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế) cho hay: Nghị định 15/2018 là kết quả của sự thay đổi tư duy khi cắt giảm tới 90% thủ tục hành chính, kiểm tra chuyên ngành trong lĩnh vực thực phẩm.

“Quản lý rủi ro là xu hướng thế giới mà mình cứ đi quản lý tất. Từ hạt muối đưa vào sản phẩm cũng kiểm tra, nhà máy, dụng cụ, bát đũa, nồi niêu xoong chảo… cũng kiểm tra. Không ai quản lý như vậy cả!” - ông Trung nhận xét.

Từ câu chuyện này, ông Trung đề nghị phải rút kinh nghiệm, ngăn không để các bộ, ngành ra các thông tư. “Tôi làm cục trưởng tôi biết. Cải cách thì cải cách nhưng đừng để các bộ cấp phép nữa. Với Nghị định 15/2018, bài học quan trọng nhất là phân cấp cho các địa phương thay vì như trước đây cái gì cũng ra bộ” - ông Trung nói.

Ra đi không kịp chờ cải cách

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nêu thực tế buồn: “Nhiều DN cảm ơn các bộ, ngành về việc cắt giảm một số thủ tục hành chính... nhưng chưa ai lên tiếng chia buồn sâu sắc với các DN đã ra đi vì các bộ, ngành không kịp cải cách. Có khi trong thời gian vài ba năm chờ đợi cải cách một quy định nào đó đã có thể giết chết vài ngàn DN rồi”.

Dẫn số liệu thực tế sáu tháng đầu năm nay có trên 64.000 DN đăng ký mới thì cũng có trên 52.000 DN ngưng hoạt động, tăng 34,7% so với cùng kỳ, bà Lan nhận định: Các vấn đề chính sách kinh tế có thể giết chết DN trong nước. Môi trường kinh doanh phải chịu ít nhất 50% cho việc các DN rời khỏi thị trường. Chúng ta nên có lời điếu cho các DN phải rút ra khỏi thị trường.

“Các cơ quan nhà nước hiện nay vẫn đang nhầm lẫn kinh khủng khi can thiệp vào công việc kinh doanh của DN, quản lý tùm lum… mà lẽ ra Nhà nước chỉ can thiệp khi có tranh chấp” - bà Lan nói.

Đồng quan điểm, ông Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, phát biểu: “Tôi nói có thể hơi quá nhưng năng lực làm chính sách một số bộ hạn chế, thiếu kiến thức về kinh tế thị trường trong khi có thừa kỹ năng “copy” các văn bản. Bởi vậy, tôi nghĩ giải pháp hiện nay không phải là tinh giản biên chế mà là thay thế các biên chế không có năng lực. Bởi đầu tư cho chính sách chính là đầu tư phát triển”.luật kinh doanh sáu tháng đầu năm 2018” do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức ngày 31-7 đọng lại nhiều cung bậc cảm xúc. Bởi ở đó không chỉ có sự khen chê mà còn có cả những “thâm cung bí sử”.
Cán bộ “dỗi” không ăn trưa

Ông Nguyễn Văn Dòng, Chủ tịch Hiệp hội In Việt Nam, đã viết hẳn 11 trang giấy kể về quá trình “kiên trì đấu tranh” với các quy định khắt khe, vô lý của ngành in. Tuy vậy, thời gian dành cho ông không nhiều nên ông chỉ trình bày tóm tắt được những nét chính.

Bởi để có được Nghị định 25/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 60/2014 về hoạt động in, ông cùng các doanh nghiệp (DN) đã phải mất bốn năm ròng rã kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền. Những cuộc hội thảo căng thẳng, dù DN đưa ra những kiến nghị hết sức xác đáng nhưng các cơ quan quản lý vẫn “kiên quyết” giữ quan điểm siết hoạt động in.

Đơn cử như các quy định về máy móc, thiết bị, nhà xưởng, sổ ghi chép. Theo ông Dòng, đó là quyền tự chủ của DN nhưng không hiểu vì sao Nhà nước lại cứ quy định, can thiệp.

“Quy định người đứng đầu cơ sở in phải có bằng cao đẳng về ngành in, hay quy định cơ sở in chỉ được phép liên kết với vài ba cơ sở khác… Ơ hay, cơ sở in muốn liên kết thế nào là quyền của DN chứ sao Nhà nước lại thò tay vào?” - ông Dòng thắc mắc. 

Ông Dòng kể có những cuộc góp ý căng thẳng đến mức cán bộ cơ quan nhà nước “dỗi” không ăn trưa với DN. “Quá trình đấu tranh rất gian nan. Nhiều quy định có nhưng DN không dám làm, vì làm thì mất khách hàng. Như kiểu phải có giấy CMND, ghi vào sổ. Ai đời khách hàng đến lại bảo đưa CMND để vào sổ…” - ông Dòng nói.

Hô hào mạnh nhưng cải cách… từ từ

“Phong trào, hô hào, thúc giục cải cách rất mạnh nhưng chuyển động rất từ từ, lừ đừ, ngắc ngứ, còn quá chậm thay đổi. Chưa nói còn có tác động phụ là tạo thêm nhiều khó khăn, xung đột mới ngoài mong muốn” - luật sư Trương Thanh Đức, Trung tâm Trọng tài VIAC, nhận xét.

Đơn cử là Nghị định 19/2016 về kinh doanh bất cập từ lâu và trái với nguyên tắc của Luật DN, Luật Đầu tư. Năm 2016, Nghị định 19 được sửa đổi nhưng cơ quan nhà nước kiên quyết không tiếp thu và phải mất hơn hai năm sau mới sửa đổi được bằng Nghị định 87. Trong thời gian đó, hàng trăm DN phải ngậm ngùi ra đi. Vậy thì khen nghị định thay đổi rất tốt một thì phải chê sự cố thủ, chậm trễ là mười. Hay Nghị định 109/2010 kinh doanh gạo đã tám năm kìm hãm thị trường, cả thương nhân lẫn nông dân đều khổ mà vẫn chưa thể thay đổi.

“Việc sửa sai chính sách vì vậy phải tính bằng tháng chứ không tính bằng năm và nhiều năm như vậy” - ông Đức bức xúc.

Các bài viết khác

Hỗ trợ luật doanh nghiệp
Tư vấn doanh nghiệp
Hottline:
0979 981 981
Email:
Tư vấn Đầu tư
Hottline:
0983 138 381
Email:
Hỏi đáp pháp luật