Trả lời câu hỏi này, Thứ trưởng Hoàng Anh Tuấn cho rằng, trong thời gian qua hàng loạt vụ việc trốn thuế, lách thuế bị phát giác với những con số cực kỳ lớn, gắn với những doanh nghiệp lớn. Mới đây, Bộ Tài chính đã có văn bản gửi các cục thuế địa phương yêu cầu tổ chức kiểm tra, thanh tra thuế đối với toàn bộ doanh nghiệp rủi ro cao về thuế ở các khâu kinh doanh (trung gian). Những DN không có cơ sở vật chất liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh như kho hàng hóa; phương tiện vận tải; nguồn nhân lực; cửa hàng... cũng thuộc diện bị thanh tra thuế. Tôi cho rằng đây là quyết định cần thiết và đúng đắn.
Ông Dương Quốc Phi – Công ty TNHH công nghiệp Chính Xác Việt Nam hỏi: Doanh nghiệp tôi sắp tới sẽ có nhập khẩu động cơ đẩy để lắp ráp cho giường bệnh nhân. Đây là linh kiện do khách hàng của công ty chúng tôi cung cấp cho công ty để lắp ráp giường bệnh nhân rồi xuất lại cho khách hàng. Giá mô tơ này sẽ là không thanh toán, công ty chúng tôi nhập theo loại hình sản xuất kinh doanh. Mặt khác điều 20 của Thông tư 128/2015 thì công ty không được áp dụng thời hạn 275 ngày do không có thanh toán qua ngân hàng. Vậy khi doanh nghiệp chúng tôi nộp thuế nhập khẩu ngay thì có phải nộp thuế VAT không? Nếu có nộp thuế VAT thì doanh nghiệp phải tự nộp tự kê khai phải không?
Trả lời câu hỏi này, Thứ trưởng Bộ Tài chính nói: Trường hợp của doanh nghiệp đầy đủ bốn điều kiện để nhập khẩu và xuất khẩu và chỉ có một vấn đề nhỏ là nhập mô tơ không có thanh toán trong khi yêu cầu hàng hóa nhập và xuất khẩu phải có chứng từ thanh toán. Nếu đối chiếu theo thông tư thì không được và đây chỉ là do vấn đề câu chữ. Tôi cho rằng đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hỗn hợp trong đó kết hợp và gia công để xuất khẩu thì vẫn được. Nếu nhìn từ bản chất kinh tế thì loại hình này phù hợp và vẫn được chấp nhận.
Tuy nhiên, doanh nghiệp cần có văn bản đầy đủ và trình bày rõ để gửi lên Bộ Tài chính và Cục hải quan để có văn bản hướng dẫn sớm.
Phó Chủ tịch thường trực doanh nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc có 3 thắc mắc gửi đến hội thảo. Thứ nhất, thủ tục hành chính đang quá rườm rà, phức tạp khiến cán bộ thuế gây khó khăn cho DN. Đơn cử như việc làm thủ tục tiền thu thuế đất, DN phải nộp quá nhiều giấy tờ cho chi cục thuế huyện, chi cục thuế huyện lại chuyển lên tỉnh và phải chờ quá lâu để làm xong.
Thứ hai, trong điều kiện kinh tế thế giới và trong nước có quá nhiều khó khăn đã tác động trực tiếp tới các loại hình doanh nghiệp. Nhiều DN phải ngừng hoặc tạm ngừng sản xuất kinh doanh, hàng nghìn DN đóng cửa phải đóng mã số thuế. Đến nay khi kinh tế có dấu hiệu phục hồi, nhiều DN đã trở lại hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng mã số thuế bị đóng nên gặp nhiều khó khăn cho sản xuất kinh doanh cũng như làm nghĩa vụ tài chính với nhà nước. Nhiều trường hợp mở lại mã số thuế cho DN phải qua tổng cục thuế thời gian kéo dài và cũng không rõ bao giờ mới mở lại được, để DN chờ đợi.
Thứ ba, theo phản ánh của các doanh nghiệp Xây dựng, khi công trình, hạng mục công trình được nghiệm thu khối lượng, ngành thuế đã tính ngay số thuế mà DN phải nộp. Nếu không nộp đúng thời gian sẽ bị phạt theo quy định. Trong khi đó các DN vẫn không được nhà nước trả tiền, mặc dù công trình đã có khối lượng nghiệm thu và các thủ tục giải ngân đã được DN thực hiện đầy đủ. Thậm chí rất nhiều công trình đã được thẩm định quyết toán nhưng DN vẫn chưa được nhà nước cấp tiền, có công trình nhà nước nợ tới 3 - 4 năm không có tiền trả. Phó Chủ tịch thường trực doanh nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc đề nghị Bộ Tài chính xem xét lại các vấn đề này.
Chương trình vẫn thu hút đông đảo doanh nghiệp và các nhà chính sách
Trả lời câu hỏi này, ông Hoàng Anh Tuấn cho biết, đối với việc giản thuế có nhiều thủ tục, chúng tôi xin rà soát lại. Với vấn đề mở lại mã số cho doanh nghiệp, hiện nay chúng ta đã mở được mã số cho ba cơ quan. Theo Bộ Tài chính, doanh nghiệp nên biết được người cho phép người mở lại mã số là ai, doanh nghiệp phải tìm hiểu kỹ để đề nghị chính cơ quan đó cấp lại mã số.
Đối với ngày nộp thuế thì đã được quy định, do đó ngày nộp thuế không liên quan đến tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Chỉ cho phép giãn đối với công trình mà đã được bố trí dự toán nhưng chưa được cấp.
Doanh nghiệp sản xuất nhựa kiến nghị: thời gian qua nhiều doanh nghiệp sản xuất nhựa gặp phải vấn đề hàng nhập lậu nhựa, khai man và khai báo không đúng giá? Xin hỏi Bộ tài chính có giải pháp nào để xử lý vấn đề này?
Thứ trưởng Bộ Tài chính tiếp thu ý kiến này và cho rằng cơ quan hải quan trong cơ sở dữ liểu quản lý rủi ro về giá thì đưa mặt hàng nhựa vào và có cách tính giá làm sao cho đơn giản. Trên cơ sở giá này thì cơ quan hải quan nên có bảng giá đối với mặt hàng nhựa.
Đồng thời, Thứ trưởng đề nghị hiệp hội nhựa đánh giá tình hình này. Chúng ta chứng tỏ được họ bán phá giá thì mới ban hành báo giá thuế này. Việc ban hành là của Bộ Công thương và Cục thuế của Bộ Tài chính sẽ thực hiện vấn đề này.
Bà Lê Thị Thanh Hà – Công ty xăng dầu KV ba – TP Hải Phòng hỏi: Doanh nghiệp chúng tôi là công ty TNHHMTV Nhà nước, do đặc thù của quy mô trên 5 trăm lao động và ngành xăng dầu nên công ty được sở ý tế Hải phòng cấp giấy phép thành lập cơ sở trạm y tế để chăm sóc khám chữa bệnh cho CBCNV công ty, không khám chữa bệnh bên ngoài.
Năm hai oo ba, cơ quan Bảo hiểm xã hội gửi công văn của Bộ Tài chính yêu cầu đơn vị có cơ sở khám chữa bệnh cho CBCNV phải xuất hóa đơn giá trị gia tăng cho cơ quan bảo hiểm xã hội phần giá trị được cơ quan bảo hiểm xã hội duyệt lại cho doanh nghiệp hàng tháng, và hàng tháng công ty đóng bảo hiểm y tế theo đúng quy định, không nợ đọng. Vậy xin hỏi: Công ty kinh doanh dịch vụ y tế mà chỉ phục vụ chăm sóc sức khỏe của CBCNV công ty thì có phải xuất hóa đơn giá trị gia tăng không? Nếu phải xuất hóa đơn giá trị gia tăng thì hình thức xuất thế nào, có thể sử dụng luôn hóa đơn giá trị gia tăng đơn vị đang sử dụng để bán hàng hóa dịch vụ bên ngoài có đúng không?
Vấn đề thứ hai là chúng tôi muốn hỏi chúng tôi có ký hợp đồng với công ty vận tải biển Việt Nam có tàu chạy chuyến quốc tế. Theo thủ tục tạm nhập tái xuất thì hóa đơn là tái xuất bằng tiền đô và thanh toán bằng VND. Tuy nhiên, Cục thuế Hải Phòng thì xuất hóa đơn bằng VND và thanh toán bằng VND. Chúng tôi hỏi bên hải quan thì vẫn yêu cầu xuất bằng đô. Vậy, tôi xin hỏi, hình thức thanh toán nào là đúng? Nếu không thông qua được thì chúng tôi phải làm thủ tục gì?
Thứ trưởng Hoàng Anh Tuấn trả lời: Về vấn đề hóa đơn cho tạm nhập tái xuất Bộ tài chính sẽ tiếp thu ý kiến và sẽ xem xét lại vấn đề này vì theo nguyên tắc phải tái xuất thì phải đô. Vấn đề này không chỉ liên quan tới hải quan mà còn liên quan tới hóa đơn của cơ quan thuế. Tôi đề nghị giao cho Tổng cục hải quan rà soát lại vấn đề này.
Về vấn đề hóa đơn Bảo hiểm xã hội của khám chữa bệnh cho CBCNV của công ty tôi cho rằng đây là đặc thù vì doanh nghiệp có tổ chức y tế, thực hiện khám chữa bệnh và nguồn thanh toán là bảo hiểm xã hội. Về nguyên tắc nó phải giống như bệnh viện tư thực hiện khám chữa bệnh cho người có bảo hiểm ý tế thì phải xuất hóa đơn. Nội dung hóa đơn ghi thế nào thì Cục thuế phải có hướng dẫn cụ thể cho công ty.
dịch vụ thành lập doanh nghiệp
Đại diện Công ty TNH Công nghiệp Prother Việt Nam đặt câu hỏi: Từ ngày 19/7/2011 bên em được công nhận là DN ưu tiên theo thông tư 63/2011/TT-BTC và hiện nay là thông tư 86/2013/TT-BTC. Căn cứ theo khoản 3 điều 18 thông tư 86/2013/TT-BTC doanh nghiệp ưu tiên được “Không phải đăng ký với cơ quan hải quan định mức tiêu hao nguyên vật liệu, không phải nộp báo cáo thanh khoản với cơ quan hải quan với điều kiện DN có phần mềm quản lý hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đáp ứng được yêu cầu quản lý, kiểm tra của cơ quan hải quan”. Tuy nhiên, do hệ thống hiện nay vẫn yêu cầu phải khai báo định mức thì mới có thể mở tờ khai xuất sản phẩm nên ưu tiên trên vẫn chưa thể áp dụng. Vậy làm thế nào để có thể thực hiện được ưu tiên trên thưa ông Hoàng Anh Tuấn?
Thứ trưởng Bộ Tài chính cho rằng, cái vướng ở đây không lớn mà chỉ mang tính thủ tục hành chính. Chỉ cần văn bản hướng dẫn bổ sung là giải quyết được vấn đề.
Bà Nguyễn Thị Quyên – Công ty TNHH Panasonic Việt Nam nêu câu hỏi, theo Nghị định 65/2013/NĐ-CP, điều 31, khoản 4 và điều 18 của thông tư 111/2013, doanh nghiệp ký hợp đồng dịch vụ với nhà thầu nước ngoài phải gửi thông tin người lao động nước ngoài bao gồm thông tin về lương. Điều này gây bất cập và khó khăn cho doanh nghiệp vì đối tác nước ngoài không muốn tiết lộ thông tin về lương được coi là thông tin bí mật.
Thứ trưởng Bộ Tài chính cho rằng, nếu ở dài sẽ bị kê khai. Theo thông lệ quốc tế phải cung cấp tiền lương. Hiện chúng tôi đang làm việc cơ quan thuế để phân biệt trường hợp nào cần khai lương và không cần khai lương.
Ông Nguyễn Văn Thể - Giám đốc Công ty TTHH Sản xuất và Thương mại Tiến An cho biết, chúng tôi là những doanh nghiệp thuộc cụm công nghiệp Phùng – Đan Phượng, Hà Nội. theo quy định của nhà nước, doanh nghiệp chúng tôi đã phải ứng trước tiền bối thường hỗ trợ đất từ năm 2006 dến năm 2008.
Theo thông tư số 120/2005/TT-BTC thì khoản tiền ứng trước nói trên sẽ được quy đổi ra số năm phải nộp tiền đất. theo thông tư số 141/2007/TT-BTC lại quy định không được quy đổi. Theo nghị định số 121/2010/NĐ-CP lại quy định quy đổi ra số năm như thông tư 120/2005. Vậy xin hỏi chúng tôi có được quy đổi hay không?
Trả lời câu hỏi của ông Nguyễn Văn Thể, Thứ trưởng cho biết, Cục quản lý công sản Hà Nội đã có trả lời. Nếu doanh nghiệp không đồng ý với trả lời đó có quyền khiếu nại lên Bộ Tài chính và chúng tôi sẽ có văn bản hồi đáp.
Kết thúc hội nghị, ông Phạm Gia Túc – Phó Chủ tịch VCCI khẳng định ngành tài chính nói chung và ngành thuế - hải quan nói riêng luôn coi doanh nghiệp là đối tác, luôn xây dựng và hỗ trợ các chính sách, ứng dụng hiện đại hóa và công nghệ để tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp phát triển bền vững.