Cập nhật lúc: 5/23/2023 3:10:04 PM

Đại biểu: Xây dự thảo luật đừng để "dễ cho bên quản lý, khó cho dân"

Đại biểu Quốc hội nêu câu hỏi về việc để cơ quan quản lý là người trực tiếp xây dựng dự thảo Luật trình lên Quốc hội sẽ theo hướng dễ cho mình, đẩy khó cho người dân, doanh nghiệp. 

Dự thảo Luật dễ cho cơ quan quản lý, khó cho người dân, doanh nghiệp?
Phát biểu tại phiên làm việc sáng 23/5, kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, Đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa Vũ Ngọc Thịnh đặt câu hỏi cách làm xây dựng pháp luật hiện nay được thể hiện trong cách xây dựng văn bản pháp luật. Đại biểu đặt câu hỏi nếu ban hành tối ưu thì tại sao tuổi thọ các đạo luật chỉ trên dưới 10 năm như hiện nay.

"Tôi cho rằng nếu chúng ta vẫn tư duy theo hướng cơ quan nào chủ trì Luật sẽ trình dự thảo Luật đó cho Quốc hội, Quốc hội sẽ xem xét cho vào chương trình xây dựng pháp luật hàng năm thì sẽ không tránh khỏi việc Quốc hội vẫn phải chạy theo, bị động theo cơ quan trình dự thảo Luật đó. Ví dụ như mấy hôm nay tôi quan tâm đến Dự thảo Luật Giá nhưng mãi không có bản cuối cùng. Vậy trách nhiệm thuộc về ai?", Đại biểu Thịnh chất vấn.

Ông cho rằng Ủy ban Thường vụ Quốc hội cần mạnh mẽ và kiên quyết với những đơn vị chưa tuân thủ quy định về thời gian. Đại biểu cho biết việc giao cho cơ quản quản lý trình dự thảo Luật gây ra một số hệ quả.

Thứ nhất, dự thảo Luật bao giờ cũng có nhiều điều luật có lợi cho cơ quan soạn thảo. Theo ông, Quốc hội có thẩm tra, quyết định cuối cùng thì cũng khó có thể bao quát hết được các nội dung cài cắm của cơ quan đó. Nguyên nhân là thời gian xây dựng pháp luật và khả năng xây dựng pháp luật bao giờ cũng có những hạn chế nhất định. Thực tế cho thấy không có cơ quan nào xây dựng không tính toán đầy đủ lợi ích cho mình, sau đó mới tính đến quyền lợi của các đối tượng chịu sự điều chỉnh của đạo Luật. 

"Do đó mới có tình trạng có những đạo luật luôn dễ cho các cơ quan Nhà nước, có nội dung khó cho người dân, doanh nghiệp. Tình trạng này đã diễn ra trong nhiều đạo luật, nhiều năm. Tuy rằng Đảng, Nhà nước luôn quán triệt từ công tác xây dựng pháp luật, tổ chức pháp luật bao giờ cũng phải lấy người dân, đối tượng điều chỉnh là trung tâm, lấy lợi ích của người dân, doanh nghiệp phục vụ cho sự phát triển của đất nước", ông Thịnh chất vấn.

Đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa đề xuất một số kiến nghị về việc xem xét có nên giao cho cơ quan quản lý chủ trì không hay giao cho cơ quan khác, giao cho các tổ chức, chủ thể nào trong xã hội. Theo ông, cơ quan Nhà nước chỉ là một thành phần tham gia soạn thảo, vẫn đóng vai trò quan trọng nhưng không phải là cơ quan quan trọng nhất. Ngoài ra cần tăng thêm vai trò của các chủ thể khác ví dụ như các nhà khoa học, những người làm thực tiễn, kể cả những đối tượng chịu sự điều chỉnh của Luật đó để có sự phản biện nhiều chiều và Quốc hội mới là người nghe và quyết định sau cùng.

Đại biểu: Xây dự thảo luật đừng để dễ cho bên quản lý, khó cho dân - 2



Đề xuất giải pháp

Bàn về vấn đề này, ông Vũ Tiến Lộc, Đại biểu Quốc hội TP Hà Nội cho rằng trong điều kiện cụ thể của nước ta, việc giao cho các cơ quan Chính phủ là người soạn thảo, chấp bút là hợp lý vì nó gắn với thực tiễn của cuộc sống, phù hợp với chính trị nước ta. Nhưng ông Lộc đề xuất để làm sao cho các cơ quan quản lý trực tiếp không có lợi ích nhóm trong vấn đề soạn thảo dự thảo Luật, làm sao để xây dựng hệ thống pháp luật với góc nhìn trung lập hơn.

Đại biểu đề nghị các Bộ ngành nên tổ chức lại, không nên giao nhiệm vụ cho các vụ quản lý chuyên ngành. Các vụ này cùng lúc cấp phép, quản lý chuyên ngành, cùng lúc trực tiếp xây dựng các văn bản quy định lĩnh vực đó thì rất dễ có trường hợp tìm cách tạo thuận lợi cho mình, đẩy khó khăn cho cơ quan khác, cho người dân, doanh nghiệp.

Ông đề xuất tăng cường vai trò của bộ phận pháp chế, bộ phận nghiên cứu tổng hợp của các Bộ ngành. Các cơ quan nên giao cho vụ pháp chế, vụ nghiên cứu tổng hợp là người chấp bút soạn thảo. Các vụ chuyên ngành tham gia soạn thảo thay vì trực tiếp soạn thảo như trước đây. Điều này sẽ giúp trung lập hơn và kết quả sẽ tốt hơn. Ngoài ra, Chính phủ Quốc hội tăng cường vai trò Bộ Tư pháp, Bộ phận tổng hợp.

Bên cạnh đó Đại biểu Quốc hội TP Hà Nội cũng nhấn mạnh việc làm sao loại bỏ được sự chồng chéo, bất nhất trong quy định Luật. Hiện nay, có rất nhiều quy định chồng chéo giữa các luật chuyên ngành rất khó không chỉ cho người dân, doanh nghiệp mà cả chính quyền địa phương trong quá trình thực thi. Mỗi văn bản sẽ có cách giải thích khác nhau giữa các bộ luật. Ví dụ điển hình như việc tranh luận Bộ Kế hoạch và Đầu tư và TPHCM cho thấy sự chồng chéo nói trên.

Các bài viết khác

Hỗ trợ luật doanh nghiệp
Tư vấn doanh nghiệp
Hottline:
0979 981 981
Email:
Tư vấn Đầu tư
Hottline:
0983 138 381
Email:
Hỏi đáp pháp luật